DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Mẹo Nhỏ Giúp Mẹ Xử Lý Viêm Da Đầu Ở Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách

23 tháng 08 2024
Đàm Hà

Có rất nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi con nhỏ gặp phải tình trạng viêm da đầu ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này không quá nguy hiểm, có thể chữa khỏi ngay tại nhà. Ở bài viết, Dược Khoa Xanh sẽ chỉ cho bạn các mẹo nhỏ giúp xử lý tình trạng viêm da đầu nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

Viêm da đầu được biết đến là một dạng tổn thương mãn tính, có liên quan tới hoạt động của nấm men gây rối loạn tuyến bã nhờn trên da đầu ở trẻ sơ sinh. Hiện nay, có đến 95% trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi gặp phải tình trạng này và thường sẽ có các biểu hiện phổ biến như:

- Da đầu của trẻ bị ửng đỏ, có tình trạng bong tróc gây ngứa ngáy kéo dài.

- Vùng da đầu trẻ có cảm giác ẩm ướt, dịch nhờnbết vào tóc.

- Bề mặt da đầu xuất hiện gàu, da đầu màu sẫmdày hơn. Kể cả khi hồi phục, da đầu vẫn có màu sắc sẫm.

- Đối với trường hợp nghiêm trọng, viêm da đầu có thể rụng tóc, làm trẻ sơ sinh không mọc tóc sau khi đã được điều trị.

Dấu hiệu nhận biết viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

2. Các mẹo xử lý khi trẻ sơ sinh bị viêm da đầu

2.1. Vệ sinh da đầu đúng cách

Việc vệ sinh đúng cách là cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh bị viêm da đầu. Bạn sẽ cần chọn sản phẩm tắm gội dịu nhẹ, không chứa hóa chất kích ứng, đặc biệt là loại nước tắm thảo dược dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Trong quá trình tắm, bạn sẽ phải sử dụng nước ấm cho trẻ sơ sinh, cần tránh sử dụng nước quá nóng để tránh làm tổn thương da. Bắt đầu bằng việc làm ướt da đầu một cách nhẹ nhàng rồi thoa dầu gội, massage nhẹ nhàng bằng ngón tay để loại bỏ bụi bẩn và vảy khô trên da đầu trẻ.

Vệ sinh da đầu đúng cách

Vệ sinh da đầu đúng cách

Nếu sử dụng bàn chải, bạn sẽ cần chọn bàn chải dành riêng cho trẻ sơ sinh để cọ da đầu. Loại bàn chải này sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc chữa trị phần vẩy. 

Sau khi đã tắm xong, bạn hãy dùng khăn mềm để thấm lại trên da đầu của trẻ, tránh chà xát quá mạnh. Điều này không chỉ giúp làm sạch da đầu mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi, ngăn ngừa viêm da đầu tái phát.

2.2. Xử lý viêm da đầu bằng phương pháp tự nhiên

Với các phương pháp tự nhiên, các bạn có thể xử lý bệnh viêm da đầu bằng dầu dừa hoặc dầu oliu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước lá trầu không để kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên cho trẻ mà không gây kích ứng lên da.

- Dầu dừa hoặc dầu oliu: Thoa một lượng nhỏ dầu lên da đầu của trẻ. Massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong vài phút. Bạn cần để khoảng 15 - 20 phút để dầu thấm qua da. Sau đó, sử dụng nước ấm để rửa sạch sẽ dầu còn sót lại trên da.

- Nước lá trầu không: Chọn một nắm lá trầu không bánh tẻ rồi rửa sạch. Đun lá trầu không với nửa lít nước trong khoảng từ 10 - 15 phút. Khi đun xong, đợi nước nguội rồi sử dụng để tắm cho trẻ. Bạn có thể sử dụng 2 - 3 lần/tuần, tùy theo tình trạng da đầu của trẻ.

Lưu ý, trong quá trình thực hiện, bạn sẽ cần làm một cách nhẹ nhàng, thường xuyên theo dõi phản ứng của trẻ để đảm bảo sự hiệu quả và an toàn cao.

2.3. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ sơ sinh

Một mẹo khác mà bạn cũng cần quan tâm là giữ cho môi trường sống sạch sẽ. Để giúp phục hồi nhanh chóng tình trạng viêm da đầu, bạn sẽ cần chú ý tới các yếu tố sau:

- Vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên làm sạch các vật dụng mà trẻ tiếp xúc như khăn, gối, chăn, quần áo. Đảm bảo các vật dụng này luôn khô ráo, không mùi ẩm mốc.

- Thông thoáng: Không gian cần thông thoáng, tránh bụi bẩn tích tụ. Bạn cũng có thể sử dụng máy lọc không khí loại vi khuẩn và hạt bụi có hại.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ

- Nhiệt độ và độ ẩm: Ngoài việc giữ cho không gian thoáng mát, mẹ cũng nên chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Tránh để phòng quá nóng hoặc quá lạnh, và sử dụng máy tạo ẩm nếu không khí quá khô.

- Chất liệu quần áo: Chọn cho bé những bộ quần áo làm từ chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, tránh các chất liệu thô cứng làm tổn thương da trẻ.

- Hạn chế tiếp xúc: Bạn cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, lông thú hoặc chất kích ứng trong nhà nhằm tạo môi trường sống sạch sẽ.

2.4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng cũng là một nhân tố gián tiếp trong việc phục hồi bệnh viêm da đầu của trẻ. Ở đây, bạn sẽ cần chú ý tới chế độ ăn uống của mình, nhất là khi đang trong giai đoạn cho con bú. Bởi những dưỡng chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da và sức khỏe của trẻ thông qua sữa mẹ.

Bạn sẽ cần lựa chọn những loại thực phẩm nuôi dưỡng da từ sâu bên trong như cá hồi, hạt óc chó, quả bơ, dầu oliu,... Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ cung cấp đủ độ ẩm và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây kích ứng lên da như trứng, sữa bò, hải sản, đậu phộng và một số loại hạt. Việc lựa chọn những dinh dưỡng hợp lý này sẽ giúp da đầu trẻ khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm da đầu.

Xem thêm bài viết: 5 Tình Trạng Viêm Da Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh - Cách Xử Lý Hiệu Quả

2.5. Chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh viêm da đầu

Sau khi trẻ đã khỏi viêm da đầu, bạn vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa giảm tình trạng tái phát. Cụ thể, các bạn sẽ cần chú ý các công việc như:

  • Dùng dầu gội dịu nhẹ: Tiếp tục sử dụng loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc dầu gội dịu nhẹ, không chứa chất kích ứng để làm sạch da đầu cho bé.
  • Gội đầu đều đặn: Gội đầu cho bé 2-3 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.
  • Mát-xa da đầu nhẹ nhàng: Sử dụng đầu ngón tay để mát-xa da đầu bé nhẹ nhàng giúp tăng cường tuần hoàn máu và loại bỏ tế bào chết.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Sau khi gội đầu, thoa một lớp kem dưỡng ẩm dịu nhẹ lên da đầu để giữ ẩm và bảo vệ da.
  • Quan sát các dấu hiệu bất thường: Luôn theo dõi da đầu của bé để phát hiện sớm các dấu hiệu như đỏ, ngứa, vảy hoặc xuất hiện mụn.
  • Thay đổi sản phẩm nếu cần thiết: Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, hãy thử thay đổi loại dầu gội hoặc kem dưỡng ẩm khác.

Cách chăm sóc trẻ sau sinh khỏi viêm da đầu

Cách chăm sóc trẻ sau sinh khỏi viêm da đầu

3. Khi nào cần đến khám bác sĩ khi bị viêm da đầu ở trẻ sơ sinh?

Thông thường, viêm da đầu ở trẻ sơ sinh có thể xử lý hiệu quả tại nhà nhưng nếu thấy tình trạng có vẻ nghiêm trọng hơn thì bạn sẽ cần đưa đến khám bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ là:

- Viêm nhiễm lan rộng: Vùng da bị viêm lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể như mặt, cổ, các nếp gấp,...

- Vảy dày, đóng vảy cứng: Có xuất hiện vảy dày, đóng vảy cứng, khó bong tróc hay mùi hôi khó chịu.

- Có mủ hoặc dịch tiết: Vùng da bị viêm có mủ hoặc dịch tiết chảy ra.

- Rụng tóc nhiều: Trẻ bị rụng tóc nhiều ở vùng da bị viêm.

- Nghi ngờ bệnh lý khác: Nếu bệnh có biểu hiện lạ thì rất có thể liên quan đến các bệnh lý khác như vảy nến, dị ứng hoặc rối loạn miễn dịch.

Trên đây chính là một số mẹo xử lý viêm da đầu ở trẻ sơ sinh. Các mẹo này tương đối đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng bạn sẽ cần có sự kiên nhẫn để giúp con vượt qua tình trạng này. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, bạn có thể bình luận bên dưới hoặc tiếp tục đọc các bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger