DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

5 Tình Trạng Viêm Da Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh - Cách Xử Lý Hiệu Quả

10 tháng 08 2024
Đàm Hà

Không như da của người lớn, da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài gây nên một số vấn đề như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm tiết bã, viêm da nhiễm khuẩn và viêm da nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc hiểu rõ các loại viêm da này là cực kỳ quan trọng để giúp bạn phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Trong bài viết này, Dược Khoa Xanh sẽ cung cấp thông tin cụ thể về 5 tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh và cách xử lý đúng cách, cùng đón xem nhé!

1. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa còn được biết đến với tên gọi là Eczema. Đây là một bệnh lý viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ sơ sinh. Loại bệnh này có một số dấu hiệu đặc trưng như ngứa, đỏ, khôbong tróc da.

Thông thường, viêm da cơ địa sẽ xuất hiện ở vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, khuỷu tay và sau đầu gối. Chúng thường bùng phát theo đợt, khiến da trẻ trở nên khô, nứt nẻ và dễ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa rất phức tạp, bao gồm yếu tố di truyền, môi trườngchất kích thích. Những đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị mắc bệnh này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí hay tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý

- Dưỡng ẩm thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa chất kích thích để giữ ẩm cho da. 

- Tránh các yếu tố kích thích: Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, mặc quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại.

- Tắm bằng nước ấm: Tránh tắm nước quá nóng và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ.

- Cắt móng tay ngắn: Giúp ngăn ngừa trẻ gãi và làm trầy xước da.

- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc phù hợp.

2. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một loại tình trạng viêm xảy ra khi da trẻ tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng hoặc dị nguyên từ môi trường bên ngoài. Triệu chứng của loại viêm này thường xuất hiện nhanh chóng, tạo nên một số hiện tượng như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy hoặc nổi mụn nước ở vị trí tiếp xúc. Thông thường, viêm da tiếp xúc xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa và một số loại thực phẩm. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như di truyền, hệ miễn dịch yếu cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm da tiếp tiếp xúc của trẻ.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc

Cách xử lý

- Tránh tiếp xúc: hạn chế tối đa việc trẻ sơ sinh tiếp với các chất gây kích ứng như mỹ phẩm, xà phòng,...

- Không làm tổn thương: bạn không nên để trẻ gãi hay làm trầy xước vùng da bị nhiễm bệnh, có thể đeo thêm bao tay cho bé.

- Làm sạch chất kích ứng: sử dụng nước sạch để loại bỏ các chất gây kích ứng trên da. Bạn có thể dùng khăn lạnh để đắp lên vùng da đang bị bệnh của trẻ

- Đến cơ sở y tế: nếu trẻ có triệu chứng ở gần vùng mắt, miệng hoặc toàn thân thì các bạn không nên tự ý điều trị mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

3. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là một vấn đề khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Loại viêm này thường xuất hiện ở các vùng da nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, mặt, tai hay các nếp gấp da. 

Viêm da tiết bã thường có những vảy nhờn màu vàng hoặc trắng, mảng tróc giống gàu, có dạng khô nhưng không gây ngứa. Hiện nay, vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến loại viêm này nhưng có liên quan đến sự phát triển quá mức của nấm Malassezia hoặc hormone làm tăng tiết chất nhờn

Cách xử lý:

- Sử dụng dầu gội chuyên dụng: lựa chọn nước tắm thảo dược hoặc dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh.

- Vệ sinh da nhẹ nhàng: dùng tay xoa nhẹ lên da bé hoặc sử dụng bàn chải mềm để làm sạch da đầu.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ: với trường hợp nặng hoặc không đáp ứng điều trị tại nhà, các bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn và kê đơn phù hợp.

Nước tắm thảo dược Elemis

Nước tắm thảo dược Elemis

Bên cạnh các cách xử lý trên, bạn cũng có thể sử dụng nước tắm thảo dược Elemis để hỗ trợ trong việc làm sạch, ngăn ngừa viêm da tiết bã cho trẻ sơ sinh. Nước tắm này vô cùng an toàn khi sử dụng dịch chiết thảo dược an toàn cho trẻ như trà xanh, khổ qua, sài đất, kinh giới,...

Nếu quan tâm tới nước tắm thảo dược Elemis, các bạn hãy bấm ngay vào tại đây.

4. Viêm da do nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Viêm da do nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến, thường do các loại vi khuẩn như staphylococcus aureus, streptococcus hoặc một số loại vi khuẩn gây ra. Khi mắc phải loại bệnh này, trẻ sẽ có các triệu chứng như da đỏ, sưng tấy hoặc xuất hiện mụn mủmủ vàng.

Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và dễ bị tổn thương nên khi có các vết xước, vết thương hở, trẻ sẽ dễ bị viêm da do nhiễm khuẩn hơn. Ngoài ra, các yếu tố khác như suy giảm hệ miễn dịch, sử dụng kháng sinh kéo dài hay tiếp xúc với chất kích ứng cũng là nguy cơ gây viêm da ở trẻ.

Viêm da do nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Viêm da do nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý

- Làm sạch da: bạn sẽ rửa nhẹ nhàng da bé bằng nước ấm rồi lau khô kỹ càng

- Giữ vệ sinh không gian: thường xuyên giặt chăn ga, gối đệm để loại bỏ vi khuẩn trên da bé.

- Tránh bị tổn thương: bạn nên cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, tránh để trẻ gãi.

- Tăng cường chất dinh dưỡng: tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Sử dụng thuốc theo chỉ định: bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, kem bôi ngoài da để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở trẻ.

Xem thêm bài viết: 8 mẹo hay giúp mẹ chăm sóc làn da nhạy cảm của con

5. Viêm da do nhiễm virus

Viêm da do nhiễm virus ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm da gây ra bởi các loại virus như herpes simplex, varicella-zoster (virus thủy đậu), enterovirus (gây bệnh tay chân miệng),... Một số triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ bao gồm:

  • Mụn nước: Có thể xuất hiện mụn nước trong, mụn nước đục hoặc mụn nước vỡ, thường tập trung ở mặt, miệng, tay, chân và vùng tã lót ở trẻ.
  • Ban đỏ: Da đỏ, sưng, ngứa, có thể xuất hiện ban đỏ dạng hồng ban hoặc dát sẩn.
  • Các triệu chứng toàn thân: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, trẻ thường xuyên quấy khóc.

Viêm da do nhiễm virus

Viêm da do nhiễm virus

Cách xử lý:

- Vệ sinh không gian: Thường xuyên giặt sạch chăn ga, gốicác vật dụng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus.

- Vệ sinh da: rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng 

- Ngăn ngừa trầy xước: bạn nên đeo bao tay cho trẻ để không khiến chúng gãi, làm trầy xước vùng da bị tổn thương.

- Đến gặp bác sĩ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus cho trẻ để ức chế sự phát triển của virus. Ngoài ra, bạn cũng cần tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng đã được khuyến cáo.

Trên đây chính là những thông tin cơ bản nhất về cách nhận biết và xử lý kịp thời về 5 tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh. Viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, viêm da do nhiễm khuẩn và viêm da do nhiễm virus đều là những loại viêm da nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự thoải mái của bé. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ tới các bậc phụ huynh để cùng nhau bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ nhé.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger