Viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi thấy làn da non nớt của trẻ bị tổn thương. Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc nấm dẫn đến các hiện tượng như vết mẩn đỏ, mụn mủ,... Để hiểu rõ hơn về loại viêm này, các bạn hãy cùng đến với bài viết của Dược Khoa Xanh ngay dưới đây!
1. Viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da nhiễm khuẩn là một tình trạng viêm nhiễm trên bề mặt da do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm. Các tác nhân này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Thông thường, nó sẽ tập trung nhiều ở nếp gấp, vùng nhiều lông hay lỗ chân lông, nơi có nhiều mồ hôi và bã nhờn của trẻ.
Viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là gì?
Khi tập trung ở những vị trí này, các tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào vùng da, làm tổn thương lớp biểu bì và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm da. Bạn sẽ nhận ra điều này khi da trẻ trở nên đỏ và sưng tấy, thậm chí có thể xuất hiện mụn mủ hoặc vết loét trên da.
2. Nguyên nhân gây nên viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
2.1. Nguyên nhân từ vi khuẩn
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Loại vi khuẩn này chủ yếu bao gồm như Staphylococcus aureus và Streptococcus.
Thông thường, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập thông qua vết xước nhỏ hoặc vết cắt. Khi đến lớp biểu bì, chúng sẽ sản sinh ra độc tố và enzyme, làm phá hủy tế bào da, gây nên phản ứng viêm.
Ngoài việc xâm nhập qua vết thương, vi khuẩn còn có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và không vệ sinh, như vùng tã lót của trẻ sơ sinh. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì các vi khuẩn có thể gây ra hiện tượng viêm da lan rộng, làm khó khăn trong việc điều trị.
2.2. Nguyên nhân từ nấm
Nguyên nhân từ nấm
Một nguyên nhân phổ biến khác cũng gây nên vấn đề viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là nấm. Nấm có thể xâm nhập vào lớp biểu bì da, gây nên hiện tượng viêm nhiễm khó chịu. Các loại nấm chủ yếu bao gồm Candida và các nấm dermatophyte như Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Các loại nấm này có thể gây nên một số hiện tượng như da đỏ, mụn đỏ, loét nhỏ.
3. Triệu chứng của viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
Viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là một vấn đề da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, có làn da nhạy cảm. Thông thường, loại bệnh này sẽ có một số triệu chứng phổ biến như:
- Da đỏ và sưng tấy: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm như vùng mặc tã, nếp gấp da, hoặc bất kỳ vùng nào bị tổn thương.
- Mụn mủ hoặc mụn nước: Xuất hiện dưới dạng mụn mủ nhỏ li ti hoặc lớn hơn. Những nốt này thường chứa mủ hoặc nước, có thể vỡ ra, tạo thành vết loét.
- Da nóng và đau: Khu vực bị nhiễm khuẩn thường có cảm giác nóng khi chạm vào và có thể gây đau hoặc khó chịu cho trẻ.
- Vết loét và dịch tiết: Da có thể bị loét và chảy dịch vàng hoặc trắng. Sau khi dịch khô lại, nó sẽ tạo thành lớp vảy hoặc mài trên da.
- Ngứa ngáy và khó chịu: Khi bị viêm da nhiễm khuẩn, trẻ sẽ có phản ứng ngứa ngáy và quấy khóc, thậm chí có cảm giác khó chịu hoặc đau.
- Sốt: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ sơ sinh có thể bị sốt nhẹ do phản ứng của viêm da toàn thân.
4. Cách thức điều trị viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
Cách thức điều trị viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
Viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có thể được kiểm soát và giảm nhẹ bằng một số phương pháp điều trị tại nhà, thường áp dụng khi bệnh vẫn còn ở giai đoạn nhẹ. Các bạn có thể áp dụng một số cách thức như:
Giữ vệ sinh da: Các bạn nên rửa sạch vùng da bị viêm bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ. Sau đó, bạn sẽ thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Thường xuyên thay bỉm: Bạn nên thường xuyên thay bỉm cho trẻ sơ sinh. Nên chọn loại bỉm có khả năng thấm hút tốt để giúp cho vùng da viêm luôn khô ráo và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa: Bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng chất tẩy rửa lên quần áo và đồ dùng của trẻ sơ sinh. Bởi dù đã rửa sạch và phơi khô ráo thì những chất này vẫn khả năng bám lại trên quần áo để tiếp xúc lên da trẻ.
Xem thêm bài viết: 8 Cách Phòng Bệnh Viêm Da Ở Trẻ Sơ Sinh Mà Mẹ Bỉm Nên Biết
5. Bị viêm da nhiễm khuẩn thì khi nào đến gặp bác sĩ?
Mặc dù có khá nhiều trường hợp viêm da nhiễm khuẩn được kiểm soát tại nhà nhưng các bạn cũng không nên chủ quan. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các bạn cũng cần đặc biệt chú ý và đưa trẻ sơ sinh đến khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện sau vài ngày hoặc xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như sưng tấy nặng, đỏ ửng, có mủ thì cần có sự can thiệp của y tế.
Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh có một số dấu hiệu như sốt cao, quấy khóc liên tục, bỏ bú,... thì chứng tỏ viêm da nhiễm khuẩn đã có dấu hiệu lan rộng. Lúc này, đến gặp bác sĩ là một việc vô cùng cần thiết.
Viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, các bạn sẽ cần quan tâm tới nguyên nhân, triệu chứng hay cách điều trị để có thông tin chính xác bảo vệ làn da non nớt của trẻ. Nếu các bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào thì bình luận phía bên dưới bạn nhé.