DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Viêm Da Mủ Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

21 tháng 08 2024
Đàm Hà

Từ lâu, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh đã là một nỗi lo lắng đối với các bậc phụ huynh khi mà bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhất là khi, loại bệnh này có thể gây ra biến chứng nên càng cần phải quan tâm hơn. Hãy cùng xem bài viết của Dược Khoa Xanh đề biết được viêm da mủ là gì và cách điều trị an toàn cho trẻ sơ sinh bạn nhé!

1. Thế nào là viêm da mủ ở trẻ sơ sinh?

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi. Bệnh thường biểu hiện bằng các vết mẩn đỏ, mụn mủ chứa dịch trắng hay vàng, khiến trẻ bị ngứa và cực kỳ khó chịu. 

Trong các trường hợp, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh gây nên bởi nhiều loại vi khuẩn khác nhau nhưng chủ yếu sẽ là StaphylococcusStreptococcus. Các loại vi khuẩn này tập trung chủ yếu ở vùng nhiều lông, nơi có mồ hôi, nếp gấp hoặc lỗ chân lông.

Khi trẻ sơ sinh gặp các điều kiện bất lợi như suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, vệ sinh kém hay gặp thời tiết nắng nóng, da luôn bị ẩm ướt, nhiều mồ hôi thì lúc này, viêm da mủ sẽ có đủ điều kiện để ngày càng lan rộng hơn. 

Thế nào là viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Thế nào là viêm da mủ ở trẻ sơ sinh?

Viêm da mủ xuất hiện ở trẻ sơ sinh quanh năm nhưng phổ biến nhất sẽ vào mùa hè. Ở những nơi dân trí thấp, điều kiện vệ sinh không tốt thì tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao. Nhất là khi, viêm da mủ còn được hạng là bệnh truyền nhiễm, có khả năng bội nhiễm cực cao nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan khi thấy trẻ mắc loại bệnh này. 

2. Nguyên nhân nào nên viêm da mủ ở trẻ sơ sinh?

2.1.  Vi khuẩn Staphylococcus (Tụ cầu vàng)

Staphylococcus là một loại vi khuẩn gây nên viêm da tụ cầu. Đây là một loại vi khuẩn gram dương, có hình cầu với kích thước 1mm. Chúng thường tụ thành đám như chùm nho, không di động hay không sinh nha bào. Khuẩn lạc của loại vi khuẩn này sẽ tạo ra sắc tố màu vàng. 

2.2. Liên cầu Streptococcus (liên cầu khuẩn tan máu nhóm A)

Streptococcus là một liên cầu khuẩn tan máu nhóm A gây nên bệnh viêm da liên cầu. Loại vi khuẩn này có gram dương, hình cầu với kích thước 1 mm, thường xếp thành hàng dài từ 2 tế bào cạnh nhau trở lên. Chúng không di động hay không sinh nha bào. Khuẩn lạc của liên cầu này sẽ tạo thành một vòng tan máu kiểu beta xung quanh khuẩn lạc.

Khi bị viêm da mủ, trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ủ bệnh trung bình là 10 ngày, có thể lên đến 14 - 20 ngày. Viêm da mủ sẽ lây lan mạnh vào thời kỳ toàn phát và có thể lây truyền từ người sang người. 

3. Dấu hiệu nhận biết viêm da mủ của trẻ

3.1. Dấu hiệu lâm sàng viêm da mủ của trẻ sơ sinh

  • Hình thành các mụn nước, bọng nước hoặc nốt mẩn đỏ.
  • Kích thước bọng nước đa dạng, từ hạt đậu xanh đến hạt đậu phộng.
  • Bọng nước thường mềm, dễ vỡ, gây ngứa và rát.
  • Có thể lan rộng thành các mảng lớn, đặc biệt sau khi bong tróc.
  • Lúc đầu, bọng nước trong, sau đó chuyển sang màu đục và chứa mủ. Sau khi vỡ ra, bỏng nước ra để lại vảy tiết vàng và không có sẹo. 
  • Thường gặp ở da đầu, xung quanh các nếp gấp, tứ chi hoặc rải rác khắp người.
  • Nếu không được chữa kịp thời, trẻ sơ sinh có thể mất nước, rối loạn điện giải hoặc nhiễm trùng máu. 

Dấu hiệu lâm sàng viêm da mủ của trẻ sơ sinh

Dấu hiệu lâm sàng viêm da mủ của trẻ sơ sinh

3.2. Dấu hiệu viêm da mủ theo từng giai đoạn

- Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước sẽ tập trung thành từng đám trên da mặt, gây phù nề, chảy nước và gây ngứa.

- Giai đoạn bán cấp: Các vết thương trên da sẽ giảm phù nề, bắt đầu khô, bớt dần độ ngứa.

- Giai đoạn mãn tính: vùng viêm da mủ sẽ bong tróc, vẫn còn ngứa. Nếu không được điều trị đúng cách, vùng viêm sẽ bị bội nhiễm, mưng mủ, đau rát và có thể phát triển mọi vị trí trên da của cơ thể.

4. Cách điều trị viêm da mủ cho trẻ sơ sinh

4.1. Điều trị viêm da mủ bằng phương pháp dân gian

Có khá nhiều phương pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trợ điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh. Tuy những phương pháp này lại không có tác dụng điều trị dứt điểm, chỉ giúp kháng khuẩn, kháng viêm và làm giảm triệu chứng ngứa rát trên da.

- Sử dụng lá trầu không: Các bạn sẽ cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đã được rửa sạch. Sau đó sẽ vò nát và đun sôi 2 lít nước trong 10 phút. Khi đun xong, cần để nguội và tắm nhẹ nhàng cho trẻ. Lưu ý, bạn nên chọn những lá già hoặc lá bánh tẻ để lấy nhiều tinh dầu từ lá.

Điều trị viêm da mủ bằng lá đơn đỏ

Điều trị viêm da mủ bằng lá đơn đỏ

- Sử dụng lá đơn đỏ: Các bạn sẽ cần rửa sạch một nắm lá đơn đỏ. Sau đó cho vào  nồi đun 2 lít nước trong khoảng từ 10 - 15 phút. Khi đun xong, bạn sẽ chắc nước ra chậu và pha ấm tắm cho trẻ. Bạn nên thực hiện 2 - 3 lần/tuần để đạt hiệu quả trong việc điều trị.

Xem thêm bài viết: 5 Tình Trạng Viêm Da Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh - Cách Xử Lý Hiệu Quả 

4.2. Điều trị viêm da mủ bằng sản phẩm chăm sóc da an toàn

Bên cạnh các phương pháp dân gian trên, các bạn còn có thể sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da an toàn trong việc điều trị viêm da mủ của trẻ sơ sinh như:

  • Dung dịch yarish, million: đây là thuốc có tác dụng khử trùng sạch các vết thương trên da.
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi kết hợp với chống viêm: Loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn tác động trên da như Bactroban, Eosine,...
  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Loại thuốc này sẽ sử dụng với trẻ bị viêm da mủ dạng viêm nang lông.
  • Loại kem dưỡng ẩm và làm mềm da: giúp hạn chế tình trạng khô da, bong tróc hoặc nứt nẻ trên da.
  • Bổ sung vitamin: Giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch và chống lại tác nhân vi khuẩn.
  • Nước tắm thiên nhiên: Bạn có thể sử dụng một số loại nước tắm có thành phần thiên nhiên để giúp làm sạch, kháng khuẩn và bảo vệ làn da cho trẻ như nước tắm thảo dược Elemis.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bằng nước tắm thảo dược

Chăm sóc trẻ sơ sinh bằng nước tắm thảo dược

Bạn có thể tham khảo nước tắm thảo dược Elemis giúp làm sạch, mịn màng và thơm mát cả ngày cho bé bằng cách bấm ngay Tại đây.

Lưu ý, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là loại bệnh tương đối nguy hiểm nên điều trị đúng cách là cực quan trọng. Vì thế, các bạn không nên sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc hay tự ý điều trị khi không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Tóm lại, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một tình trạng không thể xem nhẹ và luôn đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ các bậc phụ huynh. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu sẽ giúp bạn có các giải pháp an toàn trong việc điều trị. Nhất là khi, viêm da mủ có thể gây biến chứng nên các thông tin này là vô cùng cần thiết. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết sau để xem biết cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh nhé.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger