DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Tắc tia sữa, không hề đơn giản như bạn nghĩ

18 tháng 03 2024
Tú Xương

Tắc tia sữa rất dễ xảy ra với những bà mẹ mới sinh, bệnh gây nên cảm giác khó chịu và đau đớn. Vậy làm sao để biết mình bị tắc tia sữa, nguyên nhân do đâu, tại sao mình lại bị tắc tia sữa. hãy cùng tìm hiểu để có cách phòng tránh.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng ống dẫn sữa trong hệ thống tuyến sữa của người mẹ bị tắc từ đó nguồn sữa không tự chảy ra được khi cho bé bú. Hiện tượng thường xuyên xảy ra ở những ngày đầu mới sinh và trong những tháng đầu người mẹ cho con bú bằng sữa mẹ. Vì vậy để phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa thì các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới quá trình này.

Tắc tia sữa khiến mẹ đau đớn và khó chịu.

Tắc tia sữa khiến mẹ đau đớn và khó chịu.

Tắc tia sữa ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé

Những ảnh hưởng của tắc tia sữa ở mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Bởi vì, trẻ sơ sinh sau khi lọt lòng cần được uống sữa non từ mẹ để có sức đề kháng tốt.

Tắc tia sữa ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này

Tắc tia sữa ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này

Tắc tia sữa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tuyến sữa. Viêm tuyến sữa là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là các sản phụ sinh mới sinh con lần đầu và bị tắc sữa. Viêm tuyến sữa do vi khuẩn gây bệnh là những khuẩn cầu có màu vàng kim, khuẩn liên cầu dung huyết, chúng thâm nhập thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm ở người mẹ.
Có thể khi bị tắc sữa, các mẹ vẫn cho con bú, bé không bú được sẽ sẽ cắn mút đầu ti, từ đó hình thành nên những vết thương nhỏ và loét là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú và dẫn đến viêm tuyến sữa.

Tắc tia sữa có thể gây viêm tuyến sữa.

Tắc tia sữa có thể gây viêm tuyến sữa.

Tắc tuyến sữa nếu để lâu không chỉ gây nên viêm tuyến vú mà còn dẫn đến nhiều bệnh khác như: viêm tuyến sữa, áp xe tuyến vú, lâu dần bệnh trở nên nặng hơn thì có thể dẫn dến u xơ tuyến vú. Việc tắc tia sữa lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa, người mẹ có thể bị mất sữa hoặc ít sữa.

Nguyên nhân do đâu?

  • Tắc tia sữa do sữa non ứ đọng: Sau sinh cho con bú quá muộn làm sữa non vốn dĩ đã rất đặc đông lại, bít kín đường đi của sữa trưởng thành trong ống dẫn sữa.

  • Tắc tia sữa do mẹ cho con bú ít hoặc thay đổi tần suất cho con bú: Làm cho lượng sữa vẫn tiết ra bình thường nhưng không được sử dụng, gây tắc ứ đường dẫn sữa.

Tắc tia sữa do mẹ cho bé bú ít hoặc không thường xuyên.

  •  Tắc tia sữa do mẹ chưa day đều bầu vú: Sau khi sinh, sữa bắt đầu tiết nhiều hơn khiến ống dẫn của mẹ chưa thích ứng kịp, gây ra hiện tượng tắc nghẽn.

  • Tắc tia sữa do sữa còn thừa sau khi bé bú hoặc sau hút sữa: Bé mới sinh thường bú ít nên sữa đổ xuống sẽ bị thừa. Sau đó, lượng sữa này tiếp tục rỉ ra ngoài, các yếu tố ngoài môi trường sẽ làm sữa bị ôi, gây mất vệ sinh và làm ứ đọng đường ra của sữa ở đầu vú. Điều này cũng xảy ra khi mẹ dùng máy hút sữa mà chưa hút hết được sữa ra.

  • Can khí uất trệ, tức là tinh thần bị căng thẳng, stress khiến cho chức năng vận hóa của Tỳ vị bị ảnh hưởng, sữa bị ứ đọng rồi tắc nghẽn.

Stress cũng có thể gây tắc tia sữa.

  • Vị nhiệt ngưng trệ, nghĩa là ăn uống thất thường làm Tỳ vị bị tổn thương, Nhũ lạc mất tuyên thông khiến vú sưng đau.

  • Cơ thể nhiễm độc tà, bao gồm nhiễm lạnh, cơ thể suy nhược gây bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây tắc tia sữa.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị tắc tia sữa:

  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, hơi sốt, nhưng dấu hiệu này thường bị bỏ qua.

Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu là những dấu hiệu đầu tiên.

  • Bầu ngực hơi căng tức một chút, sữa ra ít, con bú chưa no đã nhả ti mẹ, nhưng bầu vú vẫn căng, chưa bị xẹp. Đây là dấu hiệu khá rõ rệt giúp mẹ phát hiện mình tắc tia sữa.

  • Khi bị tắc tia sữa ở mức độ trầm trọng hơn, mẹ bắt đầu cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức ở hai bầu ngực, khi đó  gây sốt và có thể đau lan đến nách hoặc tắc sữa có hạch ở nách.

  • Ống dẫn sữa bị bít kín, sữa đông thành các cục nhỏ trong bầu ngực mà mẹ có thể cảm nhận được bằng tay, con bú không còn thấy ra sữa, dùng máy hút hoặc tay nặn cũng cho kết quả tương tự.

  • Cơ thể người mẹ sốt cao, mệt mỏi, đầu vú ửng đỏ, sưng.

  • Nếu không được chữa trị, người mẹ chuyển sang giai đoạn tắc tia sữa có mủ.

Một số cách điều trị tắc tia sữa

1. Day ép bằng tay:

- Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.


Day ép bằng tay điều trị tắc tia sữa.

Day ép bằng tay điều trị tắc tia sữa.

- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
- Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.

2. Dụng cụ hút sữa:

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn.
Hút sữa có thể điều trị được tắc tia sữa ở giai đoạn sớm

Hút sữa có thể điều trị được tắc tia sữa ở giai đoạn sớm.

3. Các bài thuốc dân gian.

- Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp ngực thì sau bốn ngày hết tắc hoàn toàn.
Dùng hành tím lát điều trị tắc tia sữa

Dùng hành tím lát điều trị tắc tia sữa.

- Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
- Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
- Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.
- Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô. Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn. Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn, làm thông tuyến sữa..Liều dùng 5-10 g, sắc uống hằng ngày.

Làm thế nào để phòng tránh tắc tia sữa?

  • Cho con bú mẹ càng sớm càng tốt tránh tình trạng tắc sữa non. Khi cho bé bú hãy để “da kề da” giúp kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động tốt hơn.

  • Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cho bé bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu. Đây là cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện và phòng ngừa tắc tia sữa cho mẹ

  • Chú ý đến tư thế bắt núm vú của con để đảm bảo con bú được nhiều sữa nhất và dễ nuốt nhất. Cho bú hết từng bên. Nếu trong một cữ con bú không hết, mẹ dùng máy hút sữa hoặc tay vắt sữa ra bình, bảo quản trong tủ lạnh.

  • Luôn vệ sinh ngực sạch sẽ trước và sau khi bé ti hoặc dùng máy hút sữa nhất là phần đầu vú.

  • Hãy để bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé tận hưởng đủ chất béo, chất đạm có trong sữa cuối.

  • Tắm dưới nước ấm, thường xuyên massage bầu vú theo vòng tròn, hướng ra đầu vú để đánh tan các cục sữa đông.

  • Ăn uống hợp lý và vận động đều đặn.

  • Hạn chế Stress sẽ giúp sữa mẹ về ổn định hơn.

Trên đây là những nguyên nhân gây tắc tia sữa, các dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa cũng như các biện pháp giúp mẹ điều trị bệnh này. Mẹ cần lưu ý rằng, tắc tia sữa sau sinh không được để quá 1 tuần mà không có biện pháp điều trị. Khi thấy tình trạng này kéo dài quá 3 ngày và đã dùng đủ mọi biện pháp nhưng không cải thiện được, mẹ cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp kịp thời.
Chúc mẹ luôn đủ sữa cho con bú!

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger