DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Tắc sữa nên làm gì?

08 tháng 03 2024
Tú Xương

Hôm nay tôi nhận được câu hỏi của mẹ Thu Lan: Cốm lợi sữa có giúp thông tắc tia sữa không?

Câu trả lời là: KHÔNG

Và rồi khi lướt các diễn đàn các mẹ khác nào là bày chải lược đầu ti, đắp lá mít, rồi đắp bắp cải,  rồi kêu uống sản phẩm lợi sữa này, lợi sữa kia,…

Tắc tia sữa thật sự nguy hiểm, nó có thể chuyển sang áp xe nếu để lâu hay điều trị sai cách. Cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Cơ chế và yếu tố ảnh hưởng đến tắc sữa mẹ

Để có thể hiểu rõ về vấn đề ít sữa, mất sữa, hãy hiểu hơn về các yếu tố ảnh hưởng.

Sữa mẹ được ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Hormone (trong đó, hormone liên quan đến sữa bao gồm Hormone Oxytocin và Prolactin), dinh dưỡng, cách cho con bú,... và mỗi giai đoạn khác nhau, nguyên nhân chính và các mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau

A. GIAI ĐOẠN NGAY SAU SINH: 

Ngay sau khi sinh rõ ràng việc cho con bú, dinh dưỡng chưa bị ảnh hưởng nhiều, nên nồng độ 2 Hormon này chịu tác động do các yếu tố chính sau đây:

- Nồng độ hormone bình thường của cá thể người mẹ có thể bị thấp/cao/ bình thường sẵn từ ngay sau khi sinh. Trong đó, tỷ lệ hormone bị thấp do cơ địa chiếm tỉ lệ nhỏ   không nhỏ. >>> Mẹ mới sinh tâm lý ổn định, cho con bú sớm vẫn có khả năng ít sữa, tắc tia sữa.


Oxytocin và Prolactin là 2 hormone liên quan đến việc sản sinh sữa mẹOxytocin và Prolactin là 2 hormone liên quan đến việc sản sinh sữa mẹ

- Bị giảm do yếu tố căng thẳng, stress tâm lý, sức khỏe yếu, đau vết mổ,…>>> sữa về chậm, ít sữa, tắc sữa

- Bị giảm do sử dụng thuốc gây mê gây tê, kháng sinh,… >>> sữa về chậm, ít sữa, tắc sữa  (đây cũng là lý do sinh mổ dễ bị sữa về chậm và tắc hơn sinh thường)

- Sự kích thích đầu vú trong 1h đầu sau khi sinh. Đó là lý do hiện các chuyên gia đang khuyến cáo việc tiếp xúc da kề da nên áp dụng càng sớm càng tốt, nếu mẹ được tiếp xúc da kề da, khả năng bị ít sữa giảm đi và ngược lại, trường hợp mẹ và bé không được tiếp xúc da kề da sau sinh, mẹ sẽ dễ gặp các vấn đề ít sữa, tắc tia sữa cao hơn

>>> Hãy hỏi và yêu cầu với bệnh viện – nơi đăng ký sinh về việc yêu cầu tiếp xúc da kề da 1h đầu sau sinh nhé

- Bị tổn thương ống dẫn sữa tự phát hoặc do bệnh lý,… tỷ lệ này rất hiếm nhưng không phải không có và gây ra vấn đề tắc tia sữa cấp tính và cần điều trị kịp thời

Giai đoạn đầu sau sinh các tác động gây giảm hormone nêu trên đều có thể gặp ở bất kỳ quá trình sinh nở nào + Sữa non xuất hiện sau sinh từ 2-5 ngày rất giàu dinh dưỡng, đặc sánh  và dễ gây tắc tia sữa hơn sữa trưởng thành ở giai đoạn sau.

>>> Đó là lý do vì sao: Tắc tia sữa gặp nhiều nhất vào giai đoạn từ 10-15 ngày sau khi sinh

B. GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ 

Ở giai đoạn này, khả năng mẹ bị tắc tia sữa sẽ giảm nhiều so với giai đoạn đầu - ngay sau khi sinh. 

- Nếu mẹ đang có những tổn thương ở đầu ngực như nứt cổ gà, nứt đầu ngực thì khả năng mẹ bị tắc tia sữa cũng tăng cao hơn. Nguyên nhân là do sự phát triển của các loại khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết xâm nhập vào sữa mẹ thông qua những vết nứt trên núm vú hoặc hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm, từ đó khiến sữa mẹ bị biến chất, kết tủa, đông cứng và không thể tiết ra ngoài.

- Ngoài ra, các mẹ có núm ti thụt vào, hoặc quá phẳng, quá to hay biến dạng khó bú, hay những bé có thói quen cắn mút đầu ti lâu ngày sẽ hình thành nên những vết thương nhỏ, và lâu ngày dưới kích thích bú của bé sẽ bị loét và to ra , dẫn tới những tổn thương nặng nề. Vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho những loài vi sinh vật sinh sôi, phát triển và xâm nhập, gây tắc sữa.

2. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tắc tia sữa

Sữa non không phải là yếu tố quyết định 100% cho việc có bị tắc tia sữa hay không. Có nhiều nguyên nhân cùng ảnh hưởng và gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, chẳng hạn như:

- Ngay sau khi sinh sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng do thiếu hormone oxytocin, tổn thương ống dẫn sữa, nên sữa vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.

- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không chịu bú hết; không cho bé bú thường xuyên, hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn. >> Tìm hiểu thêm cách cho bé bú (nên bú hết 1 bên mới chuyển sang bầu bên kia và nên hút hết phần sữa thừa sau khi bé đã bú no)

- Ít hút sữa ra ngoài hoặc không hút hết sữa: Nếu ít hút sữa (không theo cữ) hoặc hút không hết sữa, mẹ dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa.

- Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.

Cách ngậm bắt vú đúng và saiCách ngậm bắt vú đúng và sai

- Stress: Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin, giúp vú mẹ giải phóng sữa. Vì vậy, hãy để bản thân được thư giãn. Nếu con đang say giấc, mẹ cũng nên chợp mắt một chút. Khi đã quá mệt mỏi, hãy nhờ người thân trông bé để mẹ có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.

3. Xử trí tắc sữa đúng cách: Có nên uống lợi sữa hay áp dụng phương pháp nào không?

BS Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh khi phát hiện tắc sữa cấp, bà mẹ cần bình tĩnh xử trí theo các bước sau:

- Chườm ấm để làm giãn giảm co thắt cơ trơn nang sữa và ống dẫn sữa, làm lỏng tan sữa vón cục (chườm bằng khăn ấm túi chườm hoặc theo kinh nghiệm thì bạn nên dùng cơm nóng, tuy phải chịu nóng nhưng hãy cố gắng)  >> Sau đó nhẹ nhàng mát xa dọc từ ổ sữa ứ hướng về quầng thâm, massage xoay tròn vùng ranh giới giữa đau và không đau (nút tắc), massage làm mềm quầng thâm vú (vùng xoang sữa) lau sạch núm vú và cho bé bú, hoặc vắt sữa bằng tay vùng quầng thâm tương đương với vị trí tắc. 

Cách massage ngực đúng cáchCách massage ngực đúng cách

- Dừng hết tất cả các sản phẩm lợi sữa cho đến khi hết tắc tia sữa, lưu ý, sau khi hết tắc cần uống lợi sữa để giúp sữa quay lại, tránh tình trạng mất sữa.

 Cốm lợi sữa Curmilk

Tìm hiểu thêm Cốm lợi sữa Curmilk để uống sau khi hết tắc tia sữa nhé!

- Có thể đun lá bồ công anh, lá đinh lăng để uống (theo khảo sát lá bồ công anh hiệu quả hơn) >> Tìm hiểu kỹ để mua được loại lá chuẩn, an toàn nhé

- Các mẹ tích cực cho bé bú vú hướng xuống theo chiều trọng lực là tốt nhất. Trong khi trẻ bú vẫn tiếp tục hút vắt, massage vùng nút tắc hướng xuống quầng thâm. Khi thấy vùng sữa ứ được giải phóng ta cần chườm mát vú (đắp khăn hoặc túi chườm mát lên da thấy mát rượi là được).

- Những chỗ có dấu hiệu bị tắc các mẹ không được sợ mà phải cho bé bú hoặc hút liên tục rồi chườm mát là biện pháp điều trị tại nhà đúng đắn nhất để thông tắc sữa và hạn chế tổn thương vú thứ phát như viêm mủ áp xe vú

- Uống thật nhiều nước: mẹ nên uống 3 lít nước mỗi ngày và nên dùng nước ấm nhé!

>> Nếu sau khi xử trí tại nhà mà bà mẹ thấy sốt nhiều hơn, đau và nổi cục nhiều hơn không đỡ thì nên đi khám cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm bài viết: Câu chuyện lợi sữa : Cây Chùm Ngây đã chinh phục cả thế giới như thế nào?

Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy chat với chúng tôi hoặc liên hệ đến hotline 0982.636.036 để được dược sĩ tư vấn mẹ nhé! 

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger