DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Sốt sau sinh: Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

28 tháng 03 2024
Tú Xương

Sốt sau sinh khi nào thì nguy hiểm cho sản phụ? Sau sinh mẹ cần lưu ý những điều gì để tránh gặp vấn đề sốt sau sinh? Cùng Dược Khoa Xanh đi tìm hiểu nhé!

1. Sốt sau sinh là gì và liệu có gây nguy hiểm cho sản phụ hay không?

Sốt sau sinh (hay Sốt hậu sản) là khi mẹ có biểu hiện sốt kéo dài hơn 24 giờ kể từ khi sinh, với thân nhiệt 380C trở lên. Sốt sau sinh rất phổ biến, bởi lẽ có rất nhiều nguyên nhân dễ khiến cho mẹ tăng thân nhiệt bất thường sau quá trình sinh nở. Hay gặp nhất là các mẹ sốt sau sinh liên quan đến tuyến vú như cương tức sữa, nhiễm trùng tuyến vú,… Hoặc cũng có thể mẹ bị nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn vùng sinh dục hay nhiễm khuẩn vết mổ sau khi sinh. Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn về các nguyên nhân gây sốt sau sinh ở bài viết Sốt hậu sản, không đơn giản như mẹ vẫn nghĩ! 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sốt sau sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sốt sau sinh

 Nếu mẹ có thể nhận biết được nguyên nhân khiến mình sốt sau sinh thì mẹ cũng sẽ đánh giá được mức độ nguy hiểm của cơn sốt đến đâu. Nếu mẹ bị sốt do cương tức sữa thì sẽ không cần phải quá lo lắng. Đây là trường hợp đơn giản, mẹ tiến hành vắt sữa thừa, trườm lạnh bầu ngực thì cơn sốt sẽ thuyên giảm ngay. Nhưng nếu mẹ thấy mình sốt kèm theo việc vùng sinh dục mưng mủ hoặc là vết mổ sau sinh sưng tấy, có dấu hiệu nhiễm trùng thì sốt sau sinh có lẽ chỉ là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên cho những căn bệnh hậu sản nguy hiểm mà mẹ sắp phải đối mặt.

2. Khi nào thì mẹ bị sốt sau sinh cần đến gặp bác sĩ?

   Nếu mẹ chỉ bị sốt nhẹ, khoảng trên dưới 380C, cơn sốt kéo dài khoảng 2 ngày và dịu đi khi có những biện pháp can thiệp như trườm khăn hay uống nhiều nước, kèm theo đó cơ thể không có những biến đổi rõ rệt thì mẹ có thể yên tâm: Mẹ sẽ chưa phải đi đến bác sĩ vội. Hãy cứ nghỉ ngơi ở nhà, kiên trì lau mát người, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, cơn sốt sẽ mau chóng qua đi.

Uống nhiều nước có thể giúp mẹ làm dịu đi cơn sốt

Uống nhiều nước có thể giúp mẹ làm dịu đi cơn sốt.

Ngược lại, nếu mẹ bị sốt cao, khoảng 39 đến 400C, sốt liên tục không giảm, kèm theo cơn sốt là những biểu hiện bất thường của cơ thể như mô tả dưới đây thì mẹ cần lập tức đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề về sau.

Mẹ sốt sau sinh do áp – xe vú

Hầu hết, các bà mẹ đều bị sốt sau sinh do việc cương tắc tuyến sữa gây ra. Thế nhưng, nếu ở tuyến vú xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như vú cương, đau, đỏ, đầu vú nứt nẻ,… thì rất có thể bệnh sẽ tiến triển thành áp xe vú. Những dấu hiệu chính của áp xe vú là vùng vú căng to, sưng, đỏ, có chỗ ấn mềm, nếu chọc dò có mủ. Áp xe vú nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến phải cắt bỏ bầu ngực, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mĩ của mẹ.


Mẹ sốt sau sinh rất có thể là do áp – xe vú.

Mẹ sốt sau sinh rất có thể là do áp – xe vú.

Mẹ sốt sau sinh do nhiễm khuẩn hậu sản

Một trong các triệu trứng dễ nhận thấy nhất của nhiễm khuẩn hậu sản (nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục, xảy ra trong thời kỳ hậu sản) chính là sốt sau sinh.
- Nếu là nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo thì mẹ sẽ sốt không cao, vết thương có biểu hiện sưng, đỏ, đau và mưng mủ.
- Nếu mẹ bị viêm niêm mạc tử cung thì triệu chứng là sốt 38 - 38,5ºC sau khi sinh vài ba ngày, kèm theo mệt mỏi, khó chịu, sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, có thể lẫn cả máu và mủ.
- Bệnh lý viêm tử cung và viêm quanh tử cung sẽ khiến mẹ bị sốt sau khi sinh khoảng 8 - 10 ngày; sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, tử cung co lại chậm, cổ tử cung cũng chậm đóng lại.
- Viêm phúc mạc tiểu khung biểu hiện ở cơn sốt tăng dần, từ 38 - 40ºC, mẹ cũng sẽ rét run, mệt mỏi, lưỡi bẩn.
- Nếu mẹ bị nhiễm khuẩn huyết thì triệu chứng đầu tiên xuất hiện chính là sốt cao, kèm theo rét run, toàn thân mệt mỏi, có dấu hiệu nhiễm trùng, khó thở, da vàng, môi khô, nước tiểu sẫm màu.

Sốt sau sinh do mẹ bị nhiễm khuẩn hậu sản.

Sốt sau sinh do mẹ bị nhiễm khuẩn hậu sản

Mẹ sốt sau sinh do nhiễm khuẩn vết mổ

Sốt là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng sau khi mổ đẻ. Mặc dù sốt có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau, nhưng sốt cao và dai dẳng thường là dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết mổ. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 38º C, kèm theo việc vết mổ sưng, có dịch tiết, tấy đỏ quanh vết khâu thì mẹ sinh mổ cần đặc biệt lưu tâm và theo dõi cơ thể sát sao.

3. Phương pháp giúp mẹ phòng chống sốt sau sinh

   Cũng rất khó để mẹ có thể phòng tránh được tất cả các nguyên nhân gây ra sốt sau sinh, tuy nhiên, trong khả năng của mình, mẹ hãy thực hiện các gợi ý dưới đây để giảm nguy cơ sốt sau sinh xuống thấp nhất nhé!

  • Cho bé bú đều đặn ngay sau khi sinh. Cho bé bú đúng tư thế, bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên vú kia. Nếu sữa quá căng mà bé bú không hết thì nên vắt bỏ. Như vậy sẽ tránh được việc căng tức sữa.

Cho bé bú đều đặn ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ tránh việc căng tức sữa

Cho bé bú đều đặn ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ tránh việc căng tức sữa.

  • Tránh để đầu ti có những tổn thương như nứt nẻ hay trầy xước. Nên vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú. Làm vậy sẽ giảm nguy cơ mẹ bị viêm tuyến vụ.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi sinh. Đặc biệt là những mẹ bị rạch tầng sinh môn, việc vệ sinh vùng kín nên nhờ sự tư vấn và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy, mẹ có thể phần nào tránh được nhiễm khuẩn hậu sản.
  • Các mẹ sinh mổ nên vệ sinh vết mổ sạch sẽ, hạn chế đi lại, cũng như nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để tránh việc nhiễm khuẩn sau mổ xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Xem them bài viết: Cho bé bú đều đặn ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ tránh việc căng tức sữa 

Với bài viết này, chắc hẳn mẹ đã biết cách đối phó với việc sốt sau sinh rồi, phải không nào? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy chat với chúng tôi hoặc liên hệ đến hotline 0982.636.036 để được dược sĩ tư vấn mẹ nhé! 

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger