DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Sốt hậu sản, không đơn giản như mẹ vẫn nghĩ

29 tháng 02 2024
Tú Xương

Sốt hậu sản là một biến chứng hãy gặp sau sinh, đến mức nhiều mẹ cho nó là điều tất nhiên. Thế nhưng, sốt hậu sản có phải đơn thuần chỉ là phản ứng của cơ thể sau sinh? Hay tiềm ẩn sau đó là những vấn đề nguy hiểm mà mẹ khó có thể lường trước được. Cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây: 

1. Sốt hậu sản là gì?

Bạn sẽ được chẩn đoán là sốt hậu sản khi có biểu hiện sốt kể từ khi sinh, với thân nhiệt 38ºC trở lên.

Sốt hậu sản rất hay gặp sau sinh 

Sốt hậu sản rất hay gặp sau sinh

Nếu như bị sốt nhẹ thì đó là hiện tượng bình thường và rất phổ biến sau sinh của mẹ. Cơn sốt sẽ tự mất đi và cơ thể của mẹ dần dần hồi phục. Thế nhưng, nếu như cơn sốt kéo dài từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10 sau sinh thì mẹ cần phải lưu ý, bởi đây có thể là biểu hiện của những căn bệnh hậu sản nguy hiểm.

2. Sốt hậu sản có thể do nhiều nguyên nhân và dẫn tới những hậu quả khó lường

Sau khi sinh, mẹ có thể sốt do nhiều nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Nhiều khi, đó chỉ đơn thuần là do các bệnh về vú như cương vú sau sinh nhưng đôi khi, sốt cao sau sinh có thể là một trong những triệu chứng cảnh báo của các bệnh nghiêm trọng như: Viêm, tắc, áp xe tuyến vú; Nhiễm khuẩn hậu sản (Nhiễm khuẩn âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn; Viêm nội mạc tử cung; Nhiễm khuẩn huyết;…); Nhiễm khuẩn vết mổ (Viêm bàng quang; Viêm bể thận cấp…).

Sốt hậu sản do các bệnh liên quan đến tuyến vú

Hầu hết, các bà mẹ sau sinh đều bị sốt do việc cương tắc tuyến sữa gây ra. Lúc này, để tình trạng sốt thuyên giảm, mẹ chỉ cần cho bé bú nhiều lên hoặc vắt sữa dự trữ để làm thông thoáng tuyến vú. Mặt khác, mẹ cũng có thể giảm đau tức bằng cách chườm lạnh sau khi cho bé bú, mặc áo lót hoặc băng nâng hai bầu vú không quá chặt. Đối với trường hợp này, mẹ có thể theo dõi và cải thiện tình trạng tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế.

Sốt hậu sản có thể bắt nguồn từ các vấn đề ở tuyến vú

Sốt hậu sản có thể bắt nguồn từ các vấn đề ở tuyến vú

Thế nhưng, nếu ở tuyến vú xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như vú cương, đau, đỏ, đầu vú nứt nẻ,… thì rất có thể bệnh sẽ tiến triển thành áp xe vú.

Những dấu hiệu chính của áp xe vú là:

  •  Vùng vú căng to
  • Sưng đỏ
  • Có chỗ ấn mềm
  • Nếu chọc dò có mủ.

Áp xe vú nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Sốt do nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản (6 tuần lễ sau sinh). Một trong các triệu trứng dễ nhận thấy nhất của nhiễm khuẩn hậu sản chính là sốt hậu sản.

  • Nếu là nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo thì mẹ sẽ sốt không cao, tại chỗ vết thương có biểu hiện sưng, đỏ, đau và nung mủ.
  • Nếu là viêm niêm mạc tử cung thì triệu chứng là sốt 38 - 38,5ºC sau khi sinh vài ba ngà mệt mỏi, khó chịu, sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, có thể lẫn cả máu và mủ
  • Bệnh lý viêm tử cung và viêm quanh tử cung mẹ bị sốt sau khi sinh khoảng 8 - 10 ngày sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, cổ tử cung chậm đóng lại, tử cung co lại chậm.
  • Viêm phúc mạc tiểu khung tăng dần 38 - 40ºC, rét run, mệt mỏi, lưỡi bẩnhiễm khuẩn huyết triệu chứng sốt cao rét run, toàn thân mệt mỏi có dấu hiệu nhiễm trùng, khó thở, da vàng, nước tiểu sẫm màu

Sốt là triệu chứng hay gặp ở các bệnh nhiễm khuẩn hậu sản

Do đó, nếu mẹ có biểu hiện sốt, sốt cao sau sinh thì cần phải theo dõi chặt chẽ và đưa đến ngay cơ sở y tế nếu có biểu hiện bất thường.

Nhiễm khuẩn vết mổ

Sốt là một trong những dấu hiệu rất phổ biến của nhiễm trùng sau khi mổ đẻ. Mặc dù sốt có thể xuất hiện vì nhiều lý do nhưng sốt cao và dai dẳng thường là dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết mổ. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 38º C, kèm theo đó là việc vết mổ sưng, có dịch tiết, tấy đỏ quanh vết khâu thì mẹ sinh mổ cần đặc biệt lưu tâm và theo dõi cơ thể sát sao.

Các mẹ sinh mổ nên vệ sinh vết mổ, hạn chế đi lại, cũng như nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để tránh việc nhiễm khuẩn sau mổ xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. 

3. Mách nhỏ bạn những cách điều trị  sốt hậu sản hiệu quả

Nếu sau khi sinh, mẹ bỗng sốt nhẹ và không thấy có dấu hiệu gì bất thường thì một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng ngay tại nhà mà không cần tới các cơ sở y tế.

  • Lau mát người: Việc lau mát người sẽ giúp cho cơ thể mẹ được vệ sinh sạch sẽ, vừa làm cho nhiệt độ cơ thể giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lau người bằng nước ấm để đảm bảo không bị nhiễm lạnh.
  • Uống nhiều .nước hơn: Khi sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, ra mồ hôi nhiều, dễ bị mất nước, kéo theo đó là nhiều vấn đề nghiêm trọng. Khi đó, mẹ cần phải bổ sung nước đầy đủ, cứ 2 tiếng thì uống một lần để đảm bảo đủ nước đồng thời hạ bớt nhiệt độ cho cơ thể

Uống nhiều nước giúp hạ bớt cơn sốt

Uống nhiều nước giúp hạ bớt cơn sốt

  • Mặc đồ thoải mái: Quần áo thoải mái sẽ khiến cho cơ thể được thư giãn, cải thiện sự lưu thông khí huyết, góp phần hạ nhiệt cho cơ thể. Mẹ nên chọn những bộ trang phục có vải thấm mồ hôi, mềm mại, thoáng khí và dễ cởi ra
  • Tắm bằng nước ấm: Khi tắm bằng nước ấm sẽ giúp cơ thể kích thích mồ hôi và trở nên mát mẻ hơn, dễ chịu hơn. Tắm nước ấm cũng giúp mẹ giảm đau nhức, giảm nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, mẹ cần đợi đến ít nhất 3 ngày sau sinh mới nên tắm gội, không tắm nước lạnh vì nó sẽ khiến cơn sốt kéo dài hơn.
  • Ăn uống đầy đủ: Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mẹ hạ sốt. Mẹ nên ăn uống đầy đủ với những món dễ tiêu và bổ dưỡng. Mẹ có thể chú ý tới những thực phẩm ngừa viêm như: trái cây (dâu tây, cam, anh đào), hạt (óc chó, hạnh nhân), rau (rau cải xoăn, rau chân vịt), cá béo (cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi), ngũ cốc (hạt kê, bột yến mạch, hạt lanh), dầu (canola, oliu), tăng cường thực phầm giàu vitamin C, giàu magie.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp đẩy lùi sốt hậu sản.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp đẩy lùi sốt hậu sản.

  • Thường xuyên uống trà: Do phải cho con bú nên phụ nữ sau sinh hạn chế dùng kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt. Do đó, uống trà là cách hạ sốt hậu sản hiệu quả. Có rất nhiều loại trà thảo dược giúp hạ sốt mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ như: trà hoa cúc, trà gừng, trà chanh, trà bạc hà...

 Tuy nhiên, nếu đã áp dụng nhiều phương thức nhưng cơ sốt hậu sản vẫn không thuyên giảm hoặc bị sốt hậu sản kèm theo những triệu chứng đã đề cập ở trên, tốt nhất là mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để được các bạn sĩ khám và tư vấn kịp thời.
 
Sốt hậu sản là tình trạng hay gặp đối với cả mẹ sinh thường lẫn mẹ sinh mổ. Đó cũng là dấu hiệu báo trước cho những vấn đề về sức khỏe mà mẹ có thể mắc phải sau sinh. Mong rằng, những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp cho mẹ có những biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt lành.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger