DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Những thiệt thòi của con nếu mẹ bị tắc sữa non!

09 tháng 03 2024
Tú Xương

Tắc sữa non sau sinh có lẽ không quá nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng phải xử trí ra sao để không lãng phí dòng sữa non quý giá dành cho con, đó chắc hẳn là điều mà nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn. Các mẹ hãy cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Sữa non là gì?

Sữa non là một chất dịch lỏng có màu vàng, dính, chỉ được tiết ra rất ít sau khi sinh. Bắt đầu từ tháng thứ 7 của thai kỳ, cơ thể người mẹ đã bắt đầu tiết sữa non. Thế nhưng, sau khi sinh, sữa non chỉ còn tồn tại và được tiết ra trong khoảng từ 2-5 ngày. Sau đó, sự tiết sữa của cơ thể mẹ tăng dần lên và sữa non dần đạt tới thành phần của sữa bình thường sau một vài ngày.


Sữa non là thực phẩm hoàn hảo đầu tiên cho con

Sữa non là thực phẩm hoàn hảo đầu tiên cho con

Sữa non chính là thực phẩm hoàn hảo đầu tiên cho con. Khi mới sinh ra, con không còn được bảo vệ như lúc ở trong bụng mẹ, đồng thời, tất cả các hệ thống trong cơ thể của con còn rất yếu, hệ miễn dịch cũng còn quá non nớt. Trong tình huống đó, sữa non không chỉ mang cho con các chất dinh dưỡng mà còn cung cấp 1 lượng lớn thành phần các kháng thể tự nhiên như IgA, IgG, IgF,…làm tăng hệ miễn dịch của con cũng như bảo vệ đường tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh. Có thể nói, sữa non là nguồn sữa vô cùng quý giá đối với con, tạo điều kiện củng cố một cách nhanh chóng hệ miễn dịch riêng, là lá chắn bảo vệ duy nhất và không thể thay thế đối với cơ thể rất dễ bị tổn thương của con.

2. Tắc sữa non là gì? Và nguyên nhân nào dẫn đến tắc sữa non?

Tắc sữa non là hiện tượng sữa non không thoát được ra ngoài sau khi mẹ sinh con. Vì bản thân sữa non đã rất đặc và dính nên chúng sẽ đông lại, tạo thành từng cục và khối sữa bít kín các ống dẫn sữa trong tuyến vú làm cho bầu sữa của mẹ căng lên, cảm thấy rất đau và tức.
Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc sữa non không quá đa dạng mà chỉ xoay quanh một số yếu tố chính. Nếu nắm bắt được nhóm nguyên nhân này, mẹ có thể phòng tránh được mà không phải mất nhiều công sức.​

Tắc sữa non do mẹ không cho con bú ngay sau khi sinh

Tắc sữa non do mẹ không cho con bú ngay sau khi sinh

Tắc sữa non do mẹ phải sinh mổ: Nếu như sinh thường mẹ có thể cho con bú ngay sau khi sinh thì với sinh mổ, mẹ phải đợi ít nhất 2 tiếng để được gặp em bé. Khi đó, con mới bắt đầu được bú sữa non của mẹ. Trường hợp này cũng giống như cho con bú muộn, khiến sữa non không thoát được ra ngoài và đông đặc lại.

3. Nên làm gì khi bị tắc sữa non và làm sao để phòng tránh việc bị tắc sữa non?

Tắc sữa non khiến cho không được bú dòng sữa non quý giá, tuyến vú của mẹ cũng không được kích thích tiết thêm sữa làm sữa về chậm nếu sữa có tiết ra cũng không thể lưu thông được khiến tắc sữa ngày càng tồi tệ hơn. Trong mọi trường hợp càng sớm càng tốt. Thông thường, các mẹ dùng tay xoa bầu ngực và chườm bằng nước ấm, khăn ấm. Khi các cục sữa đông đặ

Mát xa nhẹ nhàng bầu ngực giúp giam tình trạng tắc sữa non

Mát xa nhẹ nhàng bầu ngực giúp giam tình trạng tắc sữa non

Đồng thời, để phòng việc bị tắc sữa non, mẹ nên cho con bú ngay sau khi sinh.

Nếu mẹ sinh mổ hoặc vì lý do nào đó mà con bị tách ra khỏi mẹ sau khi sinh, thì mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm ra cách tốt nhất cung cấp nguồn nữa non cho con, ví dụ như vắt sữa non ra. Đó cũng là một cách tốt để tránh việc sữa non bị tắc lại trong bầu ngực mẹ. Mẹ cũng nên vệ sinh bầu vú sạch sẽ, nhất là ở các kẽ của núm vú cả trước và sau khi sinh. Đặc biệt phải dạy đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
 

4. Nặn sữa non “để dành” cho con từ trước khi sinh – hiểm họa khôn lường!

Sữa non là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho con nhưng lại chỉ được tiết ra rất ít sau khi sinh. Mong muốn con có thể có được lượng sữa non dồi dào nhất, nhiều bà mẹ đã nghe theo những “kinh nghiệm” được lan truyền trên mạng, cố nặn sữa non trong thai kỳ để lưu lại cho con uống. Lợi thì chưa thấy đâu nhưng những nguy hại cho cả mẹ và con thì thật rõ ràng.


Nặn sữa non trong thai kỳ mang hại cho cả mẹ và con

Nặn sữa non trong thai kỳ mang hại cho cả mẹ và con

Việc cố gắng nặn sữa từ đầu vú có thể gây sưng, tấy, đau ở vùng vú. Đầu vú có thể bị viêm nếu tình trạng nặn sữa non kéo dài. Nguy hiểm hơn, khi nặn sữa non trong thai kỳ, mẹ đã vô tình kích thích vào đầu vú, khiến cho cơ thể tiết ra nhiều hormon Oxytocin hơn. Oxytocin có tác dụng làm co bóp tử cung, do đó, làm tăng khả năng chuyển dạ sinh non của mẹ, thậm chí có trường hợp còn xuất hiện cơn co tử cung dồn dập, gây xuất huyết tử cung nhất là ở những người nhau tiền đạo, bánh nhau thấp.

>>>Xem thêm bài viết: SINH THƯỜNG VÀ SINH MỔ – LỰA CHỌN NÀO TỐT NHẤT CHO MẸ VÀ BÉ
 
Mong rằng, sau khi biết được những kiến thức về sữa non và tắc sữa non, mẹ có thể áp dụng để chăm sóc cho bản thân cũng như cho thiên thần nhỏ của mình thật tốt, các mẹ nhé! Dược Khoa Xanh đơn vị phân phối các sản phẩm của mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên. Các sản phẩm chủ đạo của chúng tôi như sữa tắm elemis, yaocare, gác rơ lưỡi,..... Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger