Hiện nay, nhiều bà mẹ trẻ lựa chọn hình thức sinh mổ thay vì chờ đợi để có thể đẻ thường.Với phương pháp này, mẹ bầu chủ động được thời gian sinh nở, không phải đối mặt với những cơn đau, cũng như ngăn ngừa được những biến chứng bất ngờ trong quá trình sinh nở.Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng, việc thuân theo tự nhiên là tốt nhất cho sự phát triển của bé sau này. Vậy đâu là giải pháp tốt nhất cho mẹ và bé? Cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Sinh thường là gì? Sinh mổ là gì?
Sinh thường là hành trình thai nhi được ra ngoài theo ống sinh sản của người mẹ. Đây là phương pháp sinh sản có từ lâu đời và phổ biến nhất hiện nay.
Sinh mổ là phương pháp sinh sản nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ, thai nhi được lấy ra theo đường mổ trên bụng mẹ. Đây là phương pháp sinh con hiện đại, thường được áp dụng cho những trường hợp sản phụ có bất thường trong thai kì hoặc khi chuyển dạ.
Sự khác nhau giữa sinh mổ và sinh thường (Hình minh hoạ)
Khi nào sinh thường và khi nào sinh mổ?
Bác sĩ đưa ra chỉ định sịnh thường với các trường hợp người mẹ có sức khoẻ tốt có thể rặn, hít thở để cung cấp oxy và dưỡng chất cho trẻ, qua thăm khám không xác định có cản trở trên đường thoát của thai nhi. Bé có đủ sức khoẻ để vượt qua ống sinh sản mà không bị sa dây rốn, không suy thai.
Với phương pháp sinh mổ, chỉ định chỉ được đưa ra khi bác sĩ phát hiện người mẹ có những dấu hiệu bất thường như:
- Đường ra của thai nhi bị cản trở bởi nhau tiền đạo
- U tiền đạo
- Tử cung có sẹo xấu trong lần sinh trước
- Xương chậu có dấu hiệu bất thường
- Sức khoẻ không đảm bảo để sinh thường.
Sinh mổ cũng được áp dụng cho các trường hợp suy thai cấp khiến đứa bé không ở lâu trong bụng mẹ, tình huống cấp cứu hoặc một tiến triển bất thường của thai nhi sau khi chuyển dạ mới lộ rõ.
Sinh thường và sinh mổ có những ưu nhược điểm gì?
Sinh thường có rất nhiều ưu điểm tốt cho mẹ và bé. Người mẹ có khoảng thời gian dài để chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho việc sinh sản, cảm nhận những thay đổi trong cơ thể và đủ tỉnh táo để lắng nghe tiếng khóc chào đời của con. Còn điều gì tuyệt vời hơn giây phút thiêng liêng được chứng kiến đứa con mang nặng đẻ đau bao lâu nay chào đón cuộc sống mới!
Với phương pháp sinh thường thì người mẹ không phải lo lắng đến tác dụng của các loại thuốc gây tê gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Và điều quan trọng nhất là người mẹ khi sinh thường rất nhanh có sữa, đây là nguồn thức ăn quý giá cho trẻ sơ sinh. Nguồn sữa non này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và lượng kháng thể cho bé, giúp hệ miễn dịch của bé được hình thành và phát triển tốt.
Trẻ sinh tự nhiên ít có nguy cơ bị ngạt thở bởi quá trình "vượt ải" thúc đẩy nang phổi trẻ mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động sau khi sinh ra. Khi thai nhi chui qua thành âm đạo hẹp, lồng ngực của bé co bóp mạnh giúp tống xuất dịch trong phổi, nhờ đó giảm viêm phổi sau sinh.
Sữa non sau sinh là nguồn sinh dưỡng quý giá cho hệ miễn dịch của trẻ
Các trường hợp này thường không cần sự trợ giúp của máy móc và thuốc nên giảm tổn hại hay tác dụng phụ.
Phương pháp sinh tự nhiên cũng có một số hạn chế nhất định.Với người mẹ thì đây quả thật là một trải nghiệm thực sự đáng quên, bà mẹ phải trải qua cơn chuyển dạ dài và đau đớn.
Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit) . Nhưng khi phụ nữ đẻ thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc. Con số này đã cho thấy sức chịu đựng của phụ nữ thật là phi thường!
Đẻ thường phải chịu đựng nỗi đau tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc
Những bà me gặp vấn đề bất thường không thể áp dụng phương pháp này trong thai kỳ như:
- Nhau tiền đạo
- Mẹ bị tử cung bé
- Xương chậu hẹp
- Những bà mẹ có thể trạng yếu thường
Với thai nhi, nếu xảy ra sự cố gì thì rất khó xử lý vì thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không thể áp dụng các phương pháp sinh nở khác, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Sinh mổ là lựa chọn an toàn đối với những bà mẹ hoặc thai nhi gặp các vấn đề bất thường
Với những trường hợp bà mẹ và thai nhi gặp các vấn đề bất thường thì phương pháp sinh mổ là lựa chọn an toàn nhất. Khi đó bà mẹ hoàn toàn chủ động được thời gian, không phải chịu những cơn đau kéo dài 2-3 ngày. Sản phụ và gia định có thời gian làm các thủ tục cần thiết và cũng có thể chọn giờ đẹp để có thể chào đón bé. Ngoài ra, những bất thường trên thai nhi có thể khắc phục được sớm. Đặc biệt với các trường hợp thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm do thời gian phẫu thuật diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp sinh mổ cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ với cả mẹ và bé. Việc sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sữa của người mẹ cũng như gây hạ huyết áp. Ngoài ra, việc sinh mổ cũng khiến cho tử cũng bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường. Khi sinh mổ, người mẹ bị mất máu nhiều hơn ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung cũng như sức khoẻ người mẹ sau sinh.
Vết mổ sau sinh cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ bị rách, nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng và để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Hậu phẫu kéo dài người mẹ chưa thể đi đứng và ăn uống bình thường. Một rủ ro nữa là khi áp dụng phương pháp sinh mổ sẽ để lại vết mổ trên tử cung, điềunày gây nguy hiểm cho các lần mang thai tiếp theo vì nó có thể gây các biến chứng và làm rách tử cung khi mang thai và chuyển dạ.
Các bác sĩ khuyên rằng với lần mang thai tiếp theo cần thời gian tối thiểu là 2 năm và tốt nhất là 5 năm. Với những phụ nữ đã sinh con hai lần bằng đẻ mổ không nên mang thai lần nữa vì nguy cơ vỡ tử cung rất cao.
Sẹo lồi sau sinh luôn là nỗi ám ảnh của các bà mẹ sau khi sinh mổ (Hình minh hoạ)
Phương pháp sinh mổ sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn sữa của người mẹ. Vết mổ sinh gây mất nhiều máu, khiến thời gian hồi phục của người mẹ lâu hơn, các hormone diễn ra chậm hơn ảnh hưởng đến việc tiết sữa của bà bầu.
Trẻ sinh theo đường mổ thiếu đi sức ép tự nhiên của đường sinh sản nên dễ mắc hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Do mẹ chưa thể có sữa sau sinh nên trẻ không được tiếp cận nguồn dinh dưỡng quý giá này, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, hệ thống miễn dịch của trẻ sinh mổ sẽ yếu hơn so với trẻ được sinh theo đường tự nhiên. Quá trình sinh mổ sử dụng rất nhiều các loại thuốc gây mê, điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ thai nhi.
Sinh thường hay sinh mổ - Hãy để bác sĩ quyết định!
Hiện nay, xu hướng sinh mổ đang có chiều hướng tăng không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước trên thế giới như Mexico, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Trung Quốc.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ sinh mổ ở các nước chỉ nên từ 10-15% trên tổng số ca sinh.Nhưng số liệu thống kê cho thấy nước ta có tỉ lệ các ca sinh mổ trung bình là 40%.Ở nhiều địa phương, con số này còn lên đến 60%.
Nhiều bà mẹ không gặp vấn đề bất thường về sức khoẻ cũng như thai nhi phát triển rất bình thường nhưng vẫn lựa chọn phương pháp sinh mổ. Lý do các mẹ đưa ra có thể là không dám đối mặt với cơn đau khi chuyển dạ, gia đình muốn chọn giờ sinh đẹp cho con hoặc bà mẹ sợ bị hỏng vùng kín sau khi sinh. Tuy nhiên, cả mẹ và bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ tai biến sau sinh cao hơn so sinh thường. Các chuyên gia cũng khuyên rằng với các chị em có thai kì khoẻ mạnh bình thường thì nên sinh con theo phương pháp tự nhiên là tốt nhất cho cả mẹ và bé. Chỉ trong những trường hợp sinh thường có thể gây nguy hiểm mới nên lựa chọn hình thức sinh mổ.
Sinh nở là một thử thách mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải vượt qua trong cuộc đời, nhưng vượt qua đó là niềm vui vỡ oà khi được chào đón thiên thần bé nhỏ mà mẹ đã “mang nặng đẻ đau” bây lâu nay, những giây phút thiêng liêng ấy sẽ in đậm trong tâm thức người mẹ đến suốt cuộc đời.
Do đó, nếu không có chỉ định mổ của bác sĩ, hãy cứ đẻ các bé tự đến với thế giới bên ngoài theo cách tự nhiên nhé các mẹ!