DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần biết

28 tháng 02 2024
Tú Xương

Hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non, do quá trình điều hòa thân nhiệt bị mất cân bằng. Khi nhiệt độ của trẻ dưới 35°C goị là Hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, hãy cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu những kiến thức bổ ích này:

Nguyên nhân hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân hạ thân nhiệt ở trẻ

Nguyên nhân hạ thân nhiệt ở trẻ

Theo nghiên cứu, hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh thường do các nguyên nhân sau:
- Trẻ đẻ non vì:
+ Tỷ lệ diện tích da/cân nặng lớn hơn trẻ đủ tháng  => trẻ đẻ non dễ bị hạ thân nhiệt.
+ Lượng mỡ dưới da đặc biệt là lớp mỡ nâu ít => khả năng sinh nhiệt kém.
+ Thiếu năng lượng để chuyển hóa & sinh nhiệt
+ Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy cho chuyển hóa tế bào
+ Trẻ đẻ hoặc nuôi trong môi trường lạnh: nhiệt độ trong phòng lạnh, gió lùa, trẻ không được ủ ấm, áo tã bị ướt do đái, ỉa, tắm trẻ quá lâu, nước tắm lạnh
+ Trẻ bị nhiễm trùng và bệnh lý khác làm trẻ cạn kiệt năng lượng và hạ thân nhiệt
+ Cấp cứu hồi sức hoặc tiêm truyền cho trẻ trong thời gian kéo dài mà trẻ không được ủ ấm.

Triệu chứng hạ thân nhiệt sơ sinh là gì?

- Da và cơ: Nhiệt độ cơ thể giảm xuống đột ngột và trẻ có biểu hiện run
- Hô hấp: Trẻ thở nhanh, hạ thân nhiệt nặng trẻ thở chậm dần 
- Thần kinh trung ương: tưới máu giảm nên giai đoạn đầu trẻ kích thích, bứt rứt sau trẻ li bì, hôn mê, co giật,…
​- Tim mạch: giai đoạn đầu tim đập nhanh để duy trì tưới máu cơ quan, giai đoạn sau nhịp tim chậm,…  

Phân loại các mức độ hạ thân nhiệt ở trẻ 

Hạ thân nhiệt là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em, đặc biệt là ở những độ tuổi nhỏ. Việc phân loại các mức độ hạ thân nhiệt là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Dựa vào các biểu hiện và dấu hiệu, chúng ta có thể xác định các mức độ hạ thân nhiệt như sau:

Nguyên nhân hạ thân nhiệt ở trẻ

Phân loại mức độ hạ thân nhiệt ở trẻ 

Hạ thân nhiệt nhẹ: Trẻ chỉ có biểu hiện nhẹ như da ấm, mồ hôi, hoặc da có thể hơi lạnh nhưng không có dấu hiệu khác. Trong trường hợp này, việc cung cấp nước uống và môi trường mát mẻ có thể giúp trẻ hồi phục.

Hạ thân nhiệt vừa: Trẻ có biểu hiện rõ ràng về việc hạ thân nhiệt như da lạnh, cơ thể run rẩy, hay bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc mất nhiệt. Trong trường hợp này, việc ấm nhanh bằng cách sử dụng chăn ấm hoặc áo ấm, và tìm một nơi ấm hơn là cần thiết.

Hạ thân nhiệt nặng: Đây là tình trạng cấp tính và nguy hiểm, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong. Trẻ có thể hiện các dấu hiệu như da xanh, hôn mê, hoặc hơi thở chậm. Trong trường hợp này, việc gọi cấp cứu và cung cấp sự ấm nhanh chóng và chăm sóc y tế chuyên môn là cần thiết.

Việc nhận biết và xử lý kịp thời các mức độ hạ thân nhiệt ở trẻ em là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho bé. Đồng thời, việc tăng cường kiến thức và nhận thức của cộng đồng về vấn đề này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và xử lý tình trạng này.

Bố mẹ cần xử lý như thế nào khi con bị hạ thân nhiệt?

Bố mẹ cần xử lý như thế nào khi con hạ thân nhiệt 

Bố mẹ cần xử lý như thế nào khi con hạ thân nhiệt 

1. Điều trị cấp cứu các chức năng sống cơ bản

- Làm thông thoáng đường thở

- Hỗ trợ hô hấp nếu trẻ tím tái, ngừng thở.

2. Phục hồi thân nhiệt cho trẻ

- Đối với trường hợp hạ thân nhiệt nhẹ: Cần đặt trẻ trong phòng ấm (26-28°C), có lò sưởi hoặc đèn sưởi, cởi bỏ áo tã ướt, lau khô người trẻ, áo, tã, muc, tất tay chân, chăn được làm ấm ở nhiệt độ 38-40°C trước khi mặc vào cho trẻ, đo thân nhiệt của trẻ 1 lần/giờ và theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm

- Đối với trường hợp hạ thân nhiệt nặng: Làm tương tự như phần hạ thân nhiệt nhẹ. Cho trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất. Đặt trẻ vào lồng ấp: đặt nhiệt độ lồng ấp co hơn nhiệt độ trẻ 1-1,5°C. Theo dõi nhiệt độ và các dấu hiệu nguy hiểm.

3. Điều trị nguyên nhân và các hỗ trỡ khác

- Đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng: cho trẻ bú nấu trẻ còn bú được. Nếu trẻ không bú được => cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày. Lưu ý: Dịch nuôi dưỡng, sữa, …đều phải làm ấm ở nhiệt độ 40-43°C trong suốt quá trình truyền cho trẻ.

​LƯU Ý:  Luôn luôn theo dõi các dấu hiệu của trẻ, khi trẻ có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần biết. Mong rằng những kiến thưucs này sẽ thực sự hữu ích với bố mẹ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt lành. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt lành.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger