DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

​Đái tháo đường thai kì – mối nguy hiểm bậc nhất với thai nhi

28 tháng 02 2024
Tú Xương

Hiện nay tình trạng con người bị mắc bệnh đái tháo đường đang ngày một tăng lên. Đái tháo đường trong thời kì mang thai cũng không phải ngoại lệ. Khi mang thai, bà bầu bị đái tháo đường rất nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Có thể thai nhi bị dị tật bẩm sinh, kém phát triển… Nếu được kiểm soát kịp thời thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Đái tháo đường thai kì là gì?

Đái tháo đường thai kì là sự giảm dung nạp glucose hoặc đái tháo đường được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai (không loại trừ người bệnh đã có giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ từ trước nhưng chưa được phát hiện). Đái tháo đường thai kỳ tỷ lệ phát hiện chủ yếu ở giai đoạn muộn của thai kỳ, phần lớn các trường hợp sau sinh glucose có thể bình thường trở lại. Tuy nhiên những trường hợp có tiền sử đái tháo đường này có nguy cơ phát triển thành đái tháo đường tiếp trong tương lai.

2. Cách phát hiện đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng lâm sàng rõ, phát hiện bệnh cần có chương trình sàng lọc chủ động.
Chuẩn đoán sàng lọc được sử dụng hiện nay được áp dụng bằng cách cho sản phụ uống 50g glucose vào giữa tuần 24-28 của thai kỳ bất kỳ thời điểm nào trong ngày và bất kỳ thời gian nào sau ăn. Nếu glucose trong máu 1 giờ sau test lớn hơn hoặc bằng 140mg/dL (7,8 mmol/L) thì cần phải tiếp tục làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống để xác định chẩn đoán đái tháo đường.


Test đái tháo đường cho bà bầu

Test đái tháo đường cho bà bầu

3. Thai nhi của các bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gì?

3.1. Nguy cơ bị tật bẩm sinh

-  Trong quá trình mang thai người mẹ không kiểm soát tốt đường huyết của mình thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như em bé có thể bị dị tật bẩm sinh. Các dị tật bẩm sinh này thường gặp ở hệ thần kinh như thai vô sọ, nứt đốt sống…hệ tiết niệu (nang thân, niệu đạo) nhưng thường phổ biến nhất là tổn thương tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ mạch máu)...
- Những bà mẹ không kiểm soát tốt đường huyết thì tỷ lệ con mắc dị tật là 6-12% so với những bà mẹ bị đái tháo đường mà kiểm soát tốt là 2%. Chính vì thế khi người mẹ ở trong giai đoạn sớm của thai kỳ thì hãy nên kiểm soát tích cực đường huyết trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang thai để tránh tỷ lệ dị tật của thai nhi.

3.2. Thai quá nặng hoặc thai kém phát triển

-  Có nhiều thai nhi to hơn so với trọng lượng tuổi thai mà một trong những nghuyên nhân gây ra là việc bà mẹ kiểm soát lượng đường thyết kém. Thai to là hậu quả của quá trình: đường huyết của mẹ cao -> đường huyết của thai nhi cao -> tăng tiết insulin trong bào thai -> kích thích thai phát triển to hơn bình thường.

Cân nặng và chiều cao thai nhi theo tuần

Cân nặng và chiều cao thai nhi theo tuần

- Ngược lại, những thai nhi chậm phát triển trong đó có một nguyên nhân gây ra là việc bà mẹ đã bị đái tháo đường lâu rồi. Đã có biến chứng mạch máu nên bị kém phát triển trong tử cung của mẹ do thiếu dinh dưỡng trong máu hoặc lượng máu cung cấp không đủ lớn. Nhưng cũng có thể do kiểm soát đường huyết quá chặt cũng dẫn đến thai nhi kém phát triển (đường huyết sau ăn trung bình < 6,1 mmol/l) .

3.3. Đa ối

- Đa ối là tình trạng bà bầu có quá nhiều nước ối (thường là trên 3000ml), khiến cho các bà mẹ rất khó chịu. Tăng thể tích nước ối không chỉ liên quan đến nồng độ đường huyết mà còn liên quan đến các chất tan trong nước ối hoặc do thai nhi tiết ra quá nhiều nước tiểu.  Các yếu tố khác có thể do bà bầu bị rối loạn vận chuyển nước qua các khoang trong buồng tử cung.
Rất hiếm gặp trường hợp đa ối ở bà bầu kiểm soát tốt đường huyết cra mình.

3.4. Xảy thai hoặc thai chết lưu

 Theo một nghiên cứu vào trước những năm 1970, tỉ lệ thai chết lưu ở những bà bầu bị đái tháo đường trong 3 tháng cuối của thai kỳ là hơn 5%. Mà nguyên nhân chính gây ra chết thai là do người mẹ bị nhiễm toan, suy hô hấp hoặc thai bị dị tật bẩm sinh. Một số trường hợp thai chết lưu liên quan đến tiền sản giật là 1 trong những biến chứng cực kì nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

4. Biến chứng với bà bầu

Biến chứng với bà bầu khi bị tiểu đường

Biến chứng với bà bầu 

- Nguy cơ lớn nhất là biến chứng về tim mạch gây tử vong trong suốt quá trình mang thai.
- Nhiều biến chứng do đái tháo đường góp phần làm rối loạn thêm chuyển hoá từ đó tác động xấu lên sự kiểm soát glucose huyết.
- Nhiễm toan ceton thường xảy ra vào 6 tháng sau của thai kỳ, đây là giai đoạn sự mang thai có tác động mạnh nhất lên đái tháo đường. Việc bị nhiễm toan ceton sẽ tăng nguy cơ gây tử vong cho mẹ cũng như tử vong cho thai nhi.

5. Điều trị đái tháo đường thai kì

Theo dõi và điều trị 

- Đối với trường hợp có tiền sử đái tháo đường thai kì: cần phải thử nghiệm lại khả năng dung nạp glucose trước khi mang thai để có chế độ thích hợp.
- Đối với trường hợp đã có đái tháo đường trước lúc mang thai: Hướng dẫn điều trị bằng insulin.
Lưu ý: Tất cả các trường hợp đã biết đái tháo đường từ trước hoặc trong thai kì thì mục đính cuối cùng cũng là duy trì glucose huyết trước và sau ăn bình thường nhằm tránh những nguy cơ tức thời và lâu dài cho thai nhi.

Theo dõi:

Cần tìm ceton niệu trước bữa điểm tâm nhằm xem xét lượng carbohydrate cung cấp đủ nhu cầu hay không? Thỉnh thoảng nên theo dõi glucose đói, 1 giờ, 2 giờ sau ăn. Bà bầu dùng insulin cần theo dõi glucose đói và lúc đi ngủ để điều chỉnh liều cho phù hợp.

Dinh dưỡng:

- Chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày là nguyên tắc cơ bản trong điều trị đái tháo đường.
- Mỗi ngày cần phải ăn đủ 3 bữa tránh để hạ glucose trước hoặc sau ăn.

Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường
- Trường hợp bị hạ glucose huyết, cần điều trị thật hợp lý, không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Trường hợp hạ glucose huyết kèm rối loạn tri giác cần tiêm ngay glucagon

Điều trị insulin:

Các giai đoạn cần đảm bảo lượng glucose huyết như sau:
- Trước khi mang thai: xác định glucose huyết sau ăn (GHSA).
- Ba tháng đầu thai kỳ: GHSA < 160mg/dL, giúp làm giảm nguy cơ sẩy thai, giảm nguy cơ dị tật, kiểm soát ceton máu.
- Ba tháng giữa thai kỳ: GHSA < 130mg/dL, giúp kiểm soát leucine, threonine, acid béo tự do, tổng thể glucose huyết và giúp giảm nguy cơ thai lớn.
- Ba tháng cuối thai kỳ: GHSA < 130mg/dL giúp giảm nguy cơ hội chứng suy kiệt hô hấp, thai lưu, kiểm soát ceton máu
- Sau sinh: GHSA < 180mg/dL.

Các phương tiện điều trị khác:

 Tập thể dục ở thai phụ cần thận trọng vì có thể gây co thắt tử cung, sinh non, tim thai chậm, nhất là ở những thai phụ trước đây không hề tập luyện.  

Trong bài viết này, Dược Khoa Xanh đã cùng bạn điểm qua những khía cạnh quan trọng liên quan đến đái tháo đường trong thai kỳ và cách điều trị. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa và điều trị vẫn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong quá trình thai kỳ. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tình trạng này và hành động phù hợp để tạo ra một môi trường an toàn và lành mạnh cho sự phát triển của thai nhi.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger