DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Cách cho trẻ ăn dặm khoa học mà mẹ nên biết

29 tháng 02 2024
Tú Xương

Ăn dặm (hay ăn bổ sung) là hình thức cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các loại đồ ăn này chỉ bổ sung cho sữa mẹ chứ không thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Trong bài viết này, các mẹ hãy cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu: 

Vì sao nên xem xét cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6?

Nếu như trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần được bú sữa là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả nước lọc thì khi bắt đầu bước vào khoảng tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé nữa, mà theo đó, bé cần được bổ sung chất từ thực phẩm. Đó là lý do mẹ nên xem xét việc cho bé ăn dặm ở độ tuổi này.

Cách bắt đầu cho trẻ ăn dặm hiệu quả

1. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc; từ vị ngọt tới vị mặn

Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Ở bước phát triển mới này, bé cần được làm quen với nguồn dinh dưỡng mới từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách tập cho bé ăn dặm bắt đầu từ dạng ngọt như bột sữa được pha từ loãng đến đặc.

Giai đoạn 1
Giai đoạn 2Giai đoạn 3Giai đoạn 4Giai đoạn 5

Ban đầu, mẹ cho bé làm quen bằng các món có vị ngọt trước nhé, ví dụ như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ sẵn lòng đón nhận món mới hơn khi có hương vị sữa quen thuộc. Và đừng quên nguyên tắc từ loãng đến đặc để bé có thể quen dần với loại thức ăn mới. Sau đó, mẹ cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá,…  Hẳn là mẹ sẽ bận rộn hơn một chút để chuẩn bị thực đơn phong phú cho bé đấy!

2. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Khi đồng hành cùng con trong giai đoạn ăn dặm, hẳn là mẹ rất sốt ruột và mong muốn được nhìn thấy bé yêu của mình ăn thật ngon, thật nhiều để mẹ thấy yên tâm. Nhưng việc tập cho bé ăn dặm đúng cách cần một chút kiên nhẫn mẹ nhé! Bé cần được tập ăn một cách khoa học, hợp lý, ăn từ ít đến nhiều để giúp cho bộ máy tiêu hóa còn non nớt của mình cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng vài ba thìa thức ăn loãng, sau tăng dần độ đặc và số lượng thức ăn lên theo thời gian.

3. Ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị khác nhau, mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen và đồng thời cũng là để thử xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có bị rối loạn tiêu hóa không. Thường thì bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm 

Ngoài ra, Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:

  • Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…): nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Mẹ có thể  nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé.
  • Nhóm chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…), việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.
  • Nhóm rau củ và trái cây: cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Nhóm chất béo: ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não, nhóm chất béo còn đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn (dầu mè/dầu gấc/oliu) vào thức ăn của bé sau khi nấu chín, hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ…  để bổ sung nhóm thực phẩm này giúp bữa ăn của bé thêm ngon hơn, hợp khẩu vị của bé hơn.

Những lưu ý "sống còn" khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

Những lưu ý sống còn khi mới cho bé bắt đầu tập ăn dặm

Những lưu ý sống còn khi mới cho bé bắt đầu tập ăn dặm

 - Không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
- Cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.
- Mẹ nên biết thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có cha/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.
- Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, mẹ cần kĩ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm. Thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.
- Nên thay đổi thức ăn theo tuần cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những món ăn mới.
- Trong thời gian bắt đầu ăn dặm, cho bú và ăn dặm song hành với nhau vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.
- Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời can thiệp nếu bé bị nghẹn.

Dược Khoa Xanh chiến binh đồng hành làm sạch làm đẹp cùng mẹ và bé. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm sữa tắm cho mẹ và bé có nguồn gốc từ thiên nhiên và được chuyển giao công thức đọc quyền của trường đại học Dược Hà Nội. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger