DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Bệnh Nấm Da Ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả

20 tháng 08 2024
Đàm Hà

Nấm da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến, có thể gây nên nhiều phiền toái đối với trẻ sơ sinh. Với làn da nhạy cảm, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường ẩm ướt, lây nhiễm và sản phẩm chăm sóc không phù hợp. Ở bài này, Dược Khoa Xanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng, cách điều trị và một số biện pháp phòng ngừa về vấn đề nấm da ở trẻ sơ sinh. 

1. Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng da do vi nấm gây nên. Loại bệnh này thường xuất hiện ở các vùng ẩm ướt như bẹn, nếp gấp da hay da đầu. Những đứa trẻ bị nhiễm nấm thường gặp các triệu chứng khó chịu như ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn nước,...

Không giống như nhiều loại nấm khác, nấm da ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện ngoài dakhông ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này như nhiễm từ người bệnh, vật nuôi, bị lây từ các đồ vật bị nhiễm,... hay đến từ môi trường ẩm ướt như quần áo, bỉm của trẻ sơ sinh,...

2. Triệu chứng bệnh nấm da ở trẻ 

Triệu chứng bệnh nấm da ở trẻ

Triệu chứng bệnh nấm da ở trẻ

Nấm da có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể trẻ sơ sinh. Thông thường, loại bệnh này sẽ hay gặp nhất là ở bẹn hoặc mông với các đặc điểm nhận dạng như:

- Xuất hiện một hoặc nhiều vòng tròn màu đỏ. Những vòng tròn này sẽ có đường kính khoảng 6mm

- Nơi trung tâm có màu hồng, hồng nhạt hoặc đỏ. Còn vòng ngoài nổi lên sẽ có màu sắc nét

- Khi nấm phát triển, vòng tròn này sẽ bắt đầu lớn lên và nở rộng ra với độ rộng tối đa là 2,5 cm.

Lưu ý, vùng da bị nấm sẽ xuất hiện thành từng mảng. Bề mặt có vảy cạnh sắc cứng, thậm chí là có mụn nước nổi nhỏ phồng rộp. Bên cạnh mông và bẹn, nấm da còn dễ dàng xuất hiện ở các vị trí khác như đầu, mông, đùi, hông và lưng. Nấm sẽ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. 

3. Cách điều trị nấm da cho trẻ sơ sinh

3.1.Chữa trị nấm da theo sự chỉ định của bác sĩ 

Đối với nấm da ở trẻ sơ sinh, các bạn cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ nhìn trực tiếp và đưa ra chẩn đoán về bệnh. Trong quá trình khám, các bác sĩ sẽ lấy ra một số mẫu da để xét nghiệm. Việc xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác loại nấm để từ đó kê cho trẻ chính xác loại thuốc cần bôi chống nấm. 

Khi bôi, các bạn sẽ cần bôi 2 lần một ngày ở khu vực bị nhiễm. Bạn phải đợi ít nhất 3 - 4 tuần thì nấm da mới biến mất hoàn toàn. Khi nấm kết thúc, bạn vẫn cần tiếp tục bôi theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần bôi một ít để kiểm tra phản ứng của trẻ. Nếu có triệu chứng không bình thường, bạn cần thông báo tới bác sĩ để được tư vấn và đổi thuốc. 

Lưu ý, trong quá trình điều trị nấm da, bạn cần giặt chăn, ga và quần áo trẻ kỹ lưỡng nhằm tránh hiện tượng bệnh sinh sôi và phát triển.

3.2. Lưu ý khi điều trị nấm da cho trẻ sơ sinh

3.2.1. Tránh tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc

Trong quá trình điều trị nấm da, việc sử dụng thuốc đúng cách và an toàn là điều vô cùng quan trọng. Các bạn không nên tự ý mua hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hay không có chỉ định từ bác sĩ. Bởi những loại thuốc này có thể chứa thành phần không phù hợp hoặc gây ra tác dụng phụ đối với làn da của trẻ sơ sinh. 

Tránh tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc

Tránh tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc

Hơn nữa, việc sử dụng thuốc không phù hợp còn gây nên tình trạng kháng thuốc, làm việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

3.2.2. Theo dõi tình trạng da và tái khám khi cần thiết

Sau khi điều trị da cho trẻ sơ sinh, các bạn vẫn cần nên theo dõi để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả. Các bạn cần nên quan sát kỹ các dấu hiệu trên da trẻ như mức độ mẫn đỏ, tình trạng bong tróc, mụn nước hay vết loét

Theo dõi tình trạng da và tái khám khi cần thiết

Theo dõi tình trạng da và tái khám khi cần thiết

Nếu sau 1 tuần điều trị, các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như vùng nhiễm bị lan rộng, sưng đỏ hoặc nhiễm trùng, hoặc nếu trẻ có biểu hiện khác như sốt cao hay quấy khóc nhiều hơn bình thường thì rất có thể tình trạng nấm da đã trở nên xấu đi. Lúc này, bạn sẽ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức. Việc tái khám này không chỉ giúp điều chỉnh liệu trình nếu cần mà còn đảm bảo bệnh nấm da được kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ tái phát ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm bài viết: 5 Tình Trạng Viêm Da Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh - Cách Xử Lý Hiệu Quả

4. Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh

4.1. Thường xuyên kiểm tra bỉm 

Khi tiếp xúc quá lâu với chất bẩn, vùng da mặc bỉm của trẻ dễ bị kích ứng, gây nên tình trạng hăm da hoặc nhiễm khuẩn. Vì thế, các bạn cần nên chọn những loại bỉm có khả năng thấm hút tốtchống tràn hiệu quả.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần nên kiểm trathay bỉm cho trẻ thường xuyên để làn da được sạch sẽ và khô thoáng. Song song với việc thay bỉm, các bạn cũng có thể sử dụng thêm thuốc chống hăm sẽ làm tiền đề ngăn ngừa bệnh nấm da sau này của trẻ.

4.2. Tắm rửa hàng ngày cho trẻ

Tắm rửa hàng ngày là một biện pháp cần thiết để giúp ngăn ngừa bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh. Khi tắm rửa, các bạn cần chú ý, không nên cho trẻ tắm quá lâu với nhiệt độ nước quá nóng, bởi điều này có thể làm khô da ở trẻ. 

Tắm rửa hàng ngày cho trẻ

Tắm rửa hàng ngày cho trẻ

Bên cạnh việc tắm rửa hàng ngày, các bạn cũng cần nên dưỡng ẩm làn da cho bé. Các chuyên gia cũng đã khuyến cáo, khi bị nấm da, các bạn nên bôi dưỡng ẩm cho ít nhất 3 lần mỗi ngày với thời gian là 3 phút sau khi tắm30 phút trước khi bôi loại thuốc khác. Bạn cũng có thể chọn một số thuốc bổ sung Vitamin E hoặc hỗ trợ dưỡng da cho trẻ.

4.3. Chú ý trong lựa chọn nước giặt

Khi lựa chọn xà phòng để giặt đồ cho trẻ, các bạn nên lựa chọn những sản phẩm không có quá nhiều mùi hương hay hóa chất. Bởi các thành phần này có thể gây nên tổn thương cho da trẻ sơ sinh như mẩn đỏ, ngứa ngáynguy cơ nhiễm nấm da. Do đó, bạn hãy lựa chọn các sản phẩm chuyên giặt cho trẻ sơ sinh, không chứa chất tạo mùi, có thành phần tự nhiên để phù hợp với làn da mong manh của trẻ.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về nấm da ở trẻ sơ sinh. Mặc dù, bệnh này không hiếm gặp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho trẻ. Hãy nhớ rằng, làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, các bạn sẽ cần chăm sóc kỹ lưỡng mỗi ngày.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger