DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

BÀ BẦU BỊ CẢM CÚM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

29 tháng 02 2024
Tú Xương

Bị cảm cúm trong lúc mang thai là nỗi sợ hãi của tất cả các bà bầu. Trong các giai đoạn thai kì khác nhau, bệnh sẽ gây những hậu quả khác nhau tới thai nhi. Vì vậy bà bầu cần hiểu rõ về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1.Nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm? 

Virus rubella là một trong những nguyên nhân chính gây cảm cúm ở bà bầu

Virus rubella là một trong những nguyên nhân chính gây cảm cúm ở bà bầu

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm nên cơ thể bị các virus cúm, virus sởi rubella xâm nhập. Đặc biệt với những mẹ vốn hay bị dị ứng hay có cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần sơ ý trong mùa lạnh hay mùa có dịch đã mắc phải bệnh cảm cúm.

2.Cảm cúm thường hay bị nhầm lẫn với cảm lạnh. Bà bầu cần phân biệt rõ hai căn bệnh trên để có cách điều trị phù hợp với từng bệnh.

Cảm cúm do virus gây ra, còn cảm lạnh là do vi khuẩn hoặc các yếu tố bên ngoài. Cảm lạnh và cảm cúm có các triệu chứng khá giống nhau. Trong khi các triệu chứng của cảm lạnh diễn ra từ từ thì các triệu chứng của cảm cúm biến đổi rất nhanh và mức độ nặng hơn rất nhiều.

Cảm lạnh: 

Dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng. Có thể biến mất sau 1 – 2 ngày. Sau đó người bệnh có biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi trong chảy nhiều. Nếu bị cảm lạnh ở mức độ nặng hơn thì nước mũi có thể chuyển màu vàng hoặc xanh. Dịch mũi đặc nếu bị nhiễm trùng.

Cảm cúm

Ngoài các triệu chứng như của cảm lạnh nhưng mức độ nặng hơn thì sốt dấu hiệu đặc trưng để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh. Nếu cảm lạnh chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt thì cảm cúm lại sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kèm theo rét run, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, đau nhức mỏi toàn thân, đau cơ bắp và khớp.
Bà bầu bị sốt cao rất nguy hiểm

Sốt cao là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Do cảm cúm và cảm lạnh có nguồn gốc gây bệnh khác nhau, mức độ bệnh khác nhau nên cách điều trị cũng hoàn toàn khác nhau. Nên mẹ bầu chú ý mình có biểu hiện của bệnh nào để điều trị phù hợp nhé.

3.Cảm cúm gây những hậu quả khôn lường đến sức khỏe của thai nhi 

Trong 3 tháng đầu của thai kì: 

Trong thời kì này, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm trầm trọng nên dễ bị virus xâm nhập. Virus xâm nhập càng sớm thì tính nguy hiểm càng tăng lên.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kì 
 

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kì 

3 tháng đầu là thời gian quan trọng để thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan của cơ thể
Nghiên cứu cho thấy, trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ bị cảm cúm do nhiễm virus rubella thì nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh lên đến 90% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh. Vì thế, bác sĩ thường khuyên những phụ nữ mang thai bị nhiễm virus rubella trong 3 tháng đầu bỏ thai đi.
Với những virus cúm nói chung, khi người mẹ bị nhiễm cúm trong 3 tháng đầu, virus cúm sẽ qua nhau thai vào máu, tấn công trực tiếp vào thai nhi, gây ra dị tật bẩm sinh hoặc thai lưu, sẩy thai sớm.

Trong 3 tháng giữa thai kì: 

3 tháng đầu cũng như 3 tháng giữa là thời gian hình thành và phát triển quan trọng của thai nhi. Khi bị nhiễm virus cúm, chúng làm cho thai nhi thiếu nhiễm sắc thể, gây những dị tật bẩm sinh khi lớn lên như bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, não tụ huyết, khiếm khuyết não.
Ngoài ra, triệu chứng đặc trưng của cảm cúm là sốt cao, khiến tử cung tác động, co bóp sớm gây sẩy thai hoặc sinh non. Trẻ sinh non thường rất yếu và tử vong sớm do nhiễm lạnh và bị virus tấn công.

Trong 3 tháng cuối thai kì: 

Ở thời kì này, thai nhi đã hình thành và phát triển đến mức độ nhất định nên bệnh cảm cúm không gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như trong 3 tháng đầu cũng như 3 tháng giữa.


Sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối thai kì 

Thai nhi đã phát triển khá hoàn thiện trong 3 tháng cuối

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bà bầu được chủ quan. Nếu bị cúm nặng, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao, kéo dài trên 39 độ C gây kích thích co bóp tử cung, xảy ra hiện tượng sinh non, đôi khi cũng có thể là sảy thai muộn. Vì vậy, mẹ vẫn nên cẩn thận cho đến khi bé được sinh ra hoàn toàn an toàn.

4. Những suy nghĩ sai lầm của mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của con? 

Nhiều bà bầu không phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh! 

Cảm cúm và cảm lạnh tuy có triệu chứng gần giống nhau nhưng mức độ và hậu quả mà chúng gây ra là hoàn toàn khác nhau.
Một số bà bầu mắc cảm cúm nhưng lầm tưởng đó là cảm lạnh nên chủ quan trước bệnh tình, cho rằng bệnh sẽ tự khỏi sau vài ba ngày. Nhưng bạn biết rồi đấy, cảm cúm rất nguy hiểm cho thai nhi, đặc biệt là khi không được điều trị kịp thời.

Sai lầm khi sử dụng thuốc: 

Một số bà bầu khi thấy xuất hiện những biểu hiện như đau họng, sổ mũi, đau đầu, sốt,… thường tự ý uống thuốc cảm thông thường. Điều này hết sức nguy hiểm. Các mẹ phải dừng ngay hành động và xóa bỏ tư tưởng này ngay vì nó hết sức nguy hiểm cho em bé.

Bà bầu không nên tự ý uống thuốc khi bị cảm cúm

Bà bầu không nên tự ý uống thuốc khi bị cảm cúm

Bác sĩ luôn khuyên rằng, phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng bất kì một loại thuốc nào vì chúng thường có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là thuốc kháng sinh và một số thuốc cảm cúm được chỉ định không được sử dụng cho phụ nữ có thai như:

  • Thuốc diệt virus Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cao.
  • Aspirin: có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.
  • Ibuprofen: chưa được nghiên cứu thức nghiệm với phụ nữ có thai.
  • Guaifenesin: thành phần có tác dụng long đờm trong thuốc cảm cúm nhưng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ có thai.
  • Dextromethophan: thành phần giảm ho trong các loại siro trị ho, được chứng minh là liên quan đến biến chứng thai kì ở súc vật.

Truyền nước biển bừa bãi: 

Nhiều bà bầu nghĩ rằng khi mắc cảm cúm sẽ bị sốt cao và mất nước nên tự ý truyền nước càng nhiều càng tốt. Nhưng bà bầu không biết rằng, nếu truyền quá nhiều có thể gây sưng phù tại chỗ tiếp xúc với kim truyền, gây sốc, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

5. Cảm cúm rất nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần nắm rõ 12 cách phòng chống cảm cúm

Cách 1: Đeo khẩu trang khi xuống phố:

Đeo khẩu trang không cỉ có tác dụng chống nắng mà còn giúp bà bầu tránh được các bệnh lây nhiễm đường hô hấp, trong đó có cảm cúm.

Cách 2: Rửa tay thường xuyên hơn:

Rửa tay bằng xà phòng giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh

Rửa tay bằng xà phòng giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ suy giảm. Vì vậy bà bầu cần chủ động rửa tay với các chất diệt khuẩn nhẹ như xà phòng, nước rửa tay,… để diệt vi khuẩn gây bệnh cho cả mẹ và bé.

Cách 3: Nước giã tỏi:

Bà bầu có thể uống nước giã tỏi hoặc kết hợp nấu nhiều tỏi hơn trong các bữa ăn hàng ngày. Tỏi giúp bà bầu phòng tránh cảm cúm rất tốt.

Cách 4: Nước gừng đường đỏ:

Nước gừng đường đỏ rất tốt cho việc phòng bệnh cảm cúm

 Khi bà bầu bị lạnh hay cảm giác sắp bị cảm lạnh thì hãy uống ngay một cốc nước gừng đường đỏ nóng. Sau đó, mẹ nên lên giường ngủ một giấc. Khi tỉnh đậy mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn.

Cách 5: Bổ sung kẽm:

Khi thiếu kẽm, chức năng bảo vệ của đường hô hấp bị suy giảm. Vì vậy bà bầu cần bổ sung kẽm cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, lạc, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.

Cách 6: Bổ sung vitamin C:

Vitamin C rất tốt cho việc thanh trừ các chất có hại, oxy hóa trong cơ thể. Đồng thời, vitamin C còn giúp nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.

Bổ sung thêm vitamin C

Vitamin C nâng cao khả năng chống lại cảm cúm

Một số thực phẩm giàu vitamin C tốt cho mẹ bầu như: cà chua, súp lơ, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho,… Tuy nhiên, vitamin C dễ mất đi trong quá trình làm nóng nên mẹ chú ý khi chế biến nhé.

Cách 7: Súc miệng bằng nước muối:

Bà bầu nên súc miệng bằng nước muối sau khi ngủ dậy. Súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp phòng chống cảm cúm mà còn giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh nhiễm trùng khi chảy máu chân răng.

Cách 8: Uống đủ nước:

Việc uống đủ nước rất quan trọng đối với bà bầu. Nó không chỉ giúp phòng chống cảm cúm mà còn tránh được các bệnh lý khác. Mỗi ngày bà bầu nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước.

Cách 9: Hạn chế tiếp xúc những nơi đông người:

Những nơi đông người thường thường có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm cao. Bà bầu với sức đề kháng kém lại càng dễ bị lây nhiễm. Vậy nên bà bầu nên hạn chế tới nơi đông người.

Cách 10: Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao:

Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng

Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng

 Điều này sẽ giúp mẹ nâng cao thể trạng để chống lại virus cúm, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể.

Cách 11: Giữ ấm cơ thể:

Cảm cúm thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, lúc trời trở lạnh. Vì vậy, mẹ nên chủ động giữ ấm cơ thể để tránh mắc phải những bệnh đường hô hấp, trong đó có cảm cúm.

Bà bầu nên giữ ấm cho cơ thể

Bà bầu nên giữ ấm cở thể để tránh bị cảm lạnh

Đồng thời, mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn các đồ ăn lạnh như kem, uống nước đá,… để hai mẹ con được khỏe mạnh.

Cách 12: Tiêm phòng cúm:

Đối với các chị em khi có ý định mang thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và em bé.Hiện các mũi tiêm phòng 3 trong 1(sởi, rubella, quai bị) khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi nên các bà bầu có thể chủ động tiêm phòng để đề phòng cảm cúm.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bà bầu hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh cảm cúm đối với thai nhi. Các mẹ hãy chủ động phòng tránh cảm cúm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé! Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt lành.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger