Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề da liễu thường gặp, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Những mảng da bong tróc, nổi mẩn đỏ không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được xử lý đúng cách. Dược Khoa Xanh sẽ giúp bạn nhận biết và hướng dẫn cách điều trị phù hợp ở ngay trong bài viết dưới đây.
1. Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý khá phổ biến thường xuất hiện trên da đầu của trẻ sơ sinh với độ tuổi trong khoảng từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi. Bệnh lý này đặc trưng bởi các dấu hiệu như da đầu bị ứng đỏ, ẩm ướt, đóng vảy, có dịch nhờn hay bết vào tóc,...
Viêm da đầu ở trẻ gây ra khá nhiều phiền toái và có thể tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vì thế, các bạn sẽ cần chú quan sát và tìm hiểu về những dấu hiệu để đưa trẻ đến bác sĩ điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân nào gây nên viêm da đầu ở trẻ sơ sinh?
Nguyên nhân nào gây nên viêm da đầu ở trẻ sơ sinh?
Hiện nay, nguyên nhân của viêm da đầu vẫn chưa được xác định chính xác. Một số nghiên cứu cho rằng, loại viêm này là do tuyến dầu hay nang lông phát triển nhanh. Nhưng về cơ bản, viêm da dầu ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện bởi các nguyên nhân sau:
- Vi khuẩn hoặc nấm: đây là nguyên nhân chính gây nên vấn đề viêm da đầu, bao gồm các loại nấm Dermatophytes, Microsporum, Epidermophyton. Vi khuẩn Staphylococcus aureus cũng được cho là vấn đề của loại bệnh lý này.
- Hormon sinh dục: viêm da đầu ở trẻ sơ sinh cũng xuất hiện bởi sự thay đổi hormone sinh dục. Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và sẽ tự hết sau vài tuần.
- Yếu tố di truyền: khi một người trong gia đình dễ bị mắc các bệnh về da liễu thì trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao về bệnh viêm da đầu.
- Môi trường: viêm da đầu ở trẻ sơ sinh có thể đến từ yếu tố môi trường như tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, nước rửa chén,... Các chất tẩy rửa này sẽ là trẻ bị viêm và kích ứng.
- Độ ẩm cao: vào những ngày gió mùa hay thời tiết có độ ẩm cao thì da đầu của trẻ cũng sẽ dễ dàng bị viêm.
3. Một số dấu hiệu của viêm da đầu trẻ sơ sinh
Một số dấu hiệu của viêm da đầu trẻ sơ sinh
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh khá nổi bật và dễ quan sát. Chỉ cần một chút chú ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận ra các dấu hiệu nổi bật của bệnh lý này như sau:
Da đầu bị đỏ và mẩn ngứa: đây là triệu chứng chính của bệnh thường được tìm thấy trên da đầu, các vùng xung quanh tai, cổ và trên đầu. Bệnh lý này thường tạo cảm giác ngứa và khó chịu.
Da bị vảy: da trẻ sơ sinh bị viêm thường xuất hiện mảng da khô và vảy, Các mảng này sẽ bị nứt và chảy máu.
Da đầu bị ướt và nhớn: Trẻ sẽ dễ dàng nhận ra da đầu bị ướt và nhờn. Tình trạng này xảy ra lười bởi lượng bã nhờn tiết ra trên da đầu.
Dễ bị mất tóc: Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh có thể gây nên vấn đề rụng tóc nếu không được điều trị kịp thời.
4. Các cách điều trị viêm da đầu ở trẻ mà bạn nên biết
4.1. Áp dụng phương pháp dân gian
Khi trẻ bị viêm da đầu, các bạn có thể áp dụng một cách trị bằng phương pháp dân gian như sau:
Chải đầu: bạn sẽ sử dụng một bàn chải thật mềm rồi cọ nhẹ lên da đầu của trẻ trong quá trình tắm. Những mảng da khô do viêm da sẽ dễ dàng bị bong hơn.
Dầu khoáng chuyên dụng: Trong quá trình chải đầu, bạn có thể thêm vài giọt dầu khoáng lên da đầu để tăng hiệu quả điều trị.
Hương nhu: đây là một thảo dược dân gian đã được sử dụng nhiều đời. Việc sử dụng hương nhu để gội đầu sẽ giúp làm sạch, chống viêm, hạn chế tối đa ảnh hưởng của viêm da đầu.
Sữa mẹ: bạn sẽ thoa sữa mẹ lên vùng da đầu bị viêm để chữa chứng viêm da đầu. Phương pháp này khá hiệu quả nhưng độ an toàn vẫn chưa được kiểm chứng.
4.2. Sử dụng dầu gội đầu phù hợp với trẻ
Sử dụng dầu gội đầu phù hợp với trẻ
Dầu gội y tế luôn là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc điều trị viêm da đầu ở trẻ sơ sinh. Các bạn có thể sử dụng dầu gội chống nấm, nước gội đầu có pyrithion, kẽm, magie hoặc dầu gội đầu olanin. Hoặc, mẹ có thể sử dụng dầu gội chứa selenium hoặc chứa chất chống nấm thuộc nhóm imidazol. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng, dầu gội này sẽ cần được chỉ định từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ.
5. Cách chăm sóc đối với trẻ bị viêm da đầu
Để hạn chế những tổn thương do viêm da đầu, các bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc sau:
Tắm thường xuyên: Tắm cho trẻ bằng nước ấm và nước tắm dịu nhẹ, đặc biệt là vùng da đầu bị viêm.
Loại bỏ vảy: Bạn nên sử dụng một chiếc khăn mềm và sạch để nhẹ nhàng lau cho mảng viêm tróc ra.
Tránh làm tự tổn thương: bạn nên cắt gọn móng tay cho trẻ để tránh việc gãi, làm tổn thương da đầu.
Xem thêm bài viết: 8 Cách Phòng Bệnh Viêm Da Ở Trẻ Sơ Sinh Mà Mẹ Bỉm Nên Biết
6. Các cách phòng ngừa viêm da đầu ở trẻ
Các cách phòng ngừa viêm da đầu ở trẻ
Để phòng ngừa viêm da đầu ở trẻ, các bạn sẽ cần lưu ý tới vấn đề sau:
- Bổ sung vitamin B: bạn nên sử dụng vitamin B trong khi mang thai để giúp làn da khỏe mạnh.
- Bổ sung chất kháng viêm: bạn cần nạp vào cơ thể các thực phẩm có tính kháng viêm như thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, E.
- Bổ sung dầu cá: khi đang cho con bú, bạn nên bổ sung thêm dầu cá bởi chúng chứa nhiều omega-3 rất tốt cho việc nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ.
- Tránh thực phẩm chứa chất béo: Bạn nên hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều chất béo, carbohydrate, thực phẩm dễ bị dị ứng như cá tuyết, cá bơn, cua, tôm,...
Trên đây chính là toàn bộ thông tin về viêm da đầu ở trẻ sơ sinh. Có thể thấy, việc chăm sóc trẻ bị viêm da đầu không quá khó, miễn rằng các bạn cần chú ý các dấu hiệu và có biện pháp phòng ngừa cho phù hợp. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết hoặc gọi tới số hotline 0328.636.036 để tư vấn thêm bạn nhé.