Tìm kiếm
0
Giỏ hàng
Không chỉ do tâm lý, đây mới là nguyên nhân khiến phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
26/09/2021 23:05

Không chỉ do tâm lý, đây mới là nguyên nhân khiến phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh thật đáng sợ, nhưng các bố, các mẹ đã thực sự hiểu về nó? Nguyên nhân do đâu và cần làm gì để tránh xa hậu sản?
Nội dung chính trong bài viết (Ẩn/Hiện)

 

Hiện nay có rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra như bé trai 33 ngày tuổi bị chết đuối kỳ lạ trong chậu nước,.. gây dư luận xôn xao, nhiều người suy đoán rằng, chính chứng bệnh trầm cảm sau sinh là nguyên nhân khiến cho người mẹ có những hành động khó hiểu đến vậy.
Phải chăng do tâm lý của người phụ nữ này bất ổn nên cô mới bị chứng bệnh trầm cảm sau sinh này hay còn nguyên do nào khác. Cần phải nhấn mạnh rằng, chứng trầm cảm sau sinh (postpartum depression - PPD) là một hội chứng khá phổ biến với các bà mẹ trẻ. 
 
trầm cảm sau sinh
Ước tính, cứ 7 người lại có 1 trường hợp mắc phải chứng bệnh này. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh, có thể là do di truyền, do bệnh tâm lý, thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng... nhưng theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân hàng đầu đó là do sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sau khi sinh.

Thay đổi nội tiết tố - nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc trầm cảm


Trong thời gian mang thai, Nồng độ hormone Estrogen và Progesterone tăng lên rất nhiều, có thể cao hơn gấp vài trăm lần so với mức bình thường. Tuy nhiên, trong vòng 24 đến 48 giờ đầu sau khi sinh, các nội tiết tố sinh dục (estrogen và progesterone) trong cơ thể bị giảm mạnh, xuống dưới mức trước khi mang thai, khiến tình trạng sinh lý của cơ thể bị thay đổi đột ngột, và do đó có thể gây ra trầm cảm. Điều này giống như việc bị căng thẳng và thay đổi tính khí trước thời kỳ kinh nguyệt. Sau khi sinh, lượng nội tiết tố do tuyến giáp tiết ra có thể cũng giảm, đưa đến những triệu chứng giống như trầm cảm. Vì vậy, các nhà nghiên cứu gọi PPD là “chứng rối loạn nội tiết tố và sinh hóa”.
Ngoài ra, sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch, hormone tuyến giáp giảm nhanh chóng cũng khiến cho nữ giới dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, tâm sinh lý thay đổi bất thường, trầm cảm...
 
trầm cảm sau sinh
 

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh


Giai đoạn trầm cảm cần kéo dài ít nhất 2 tuần, trong đó phải có ít nhất là một trong hai triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm hoặc là mất hứng thú/sở thích cho hầu hết các hoạt động. Ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích hơn là buồn. Tương tự như vậy, bệnh nhân cần biểu hiện ít nhất 4 triệu chứng trong dãy triệu chứng bao gồm thay đổi cảm giác ngon miệng hoặc khối lượng cơ thể, giấc ngủ và hoạt động tâm thần vận động, giảm sút năng lượng, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định, ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc ý nghĩ, kế hoặch và hành vi tự sát. Để xác định một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, một triệu chứng cần được biểu hiện gần đây một cách rõ ràng khi so sánh với trạng thái trước khi bị bệnh của bệnh nhân. Các triệu chứng cần bền vững phần lớn thời gian trong ngày, gần như hàng ngày trong thời gian ít nhất là 2 tuần liên tiếp.

1. Khí sắc giảm
Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm) là nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn, bi quan, mất hy vọng. Trong một số trường hợp, giai đoạn đầu buồn có thể bị phủ nhận, nhưng có thể biểu hiện khi khám bệnh (ví dụ giảm chú ý, bắt đầu than phiền). Một số người họ than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, họ luôn trong tình trạng lo âu. Khí sắc trầm cảm có thể được biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của bệnh nhân. Một số người bệnh than phiền các biểu hiện cơ thể gần đây (ví dụ khó chịu trong người, đau đầu, đau vùng thượng vị, đau cơ, khớp...) hơn là cảm giác buồn. Nhiều bệnh nhân lại có trạng thái tăng kích thích (bệnh nhân hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ). Trẻ em và người vị thành niên thường xuất hiện khí sắc kích thích hoặc thất thường, hiếm khi biểu hiện là khí sắc buồn.

2. Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động.
Mất hứng thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ nhất định. Các bệnh nhân cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có (tôi không thích gì bây giờ cả). Tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục. Ví dụ một người trước đây rất yêu bóng đá thì nay không còn quan tâm gì đến môn thể thao này. Bệnh nhân nữ có thể không còn quan tâm gì đến thời trang và đi mua sắm nữa-những điều mà trước đây bệnh nhân vốn rất thích. Nhiều bệnh nhân cho biết họ không còn hứng thú gì cho hoạt động tình dục, có khi hàng tháng trời họ không quan hệ tình dục lần nào.

3. Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân.
Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều bệnh nhân có cảm giác rằng họ bị ép phải ăn. Họ ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân thường sút cân nhanh chóng (có thể sút vài kg trong một tháng, cá biệt có trường hợp sút đến 10 kg). Khi khám bệnh, bệnh nhân thường than phiền rằng họ đó bị mất cảm giác ngon miệng, rằng họ không thấy đói mặc dù không ăn gì. Với nhiều trường hợp, bữa ăn đối với họ là một gánh nặng. Mặc dù đó rất cố gắng, nhưng bệnh nhân vẫn ăn được rất ít so với lúc bình thường. ở trẻ em có thể nhận thấy mất khả năng tăng khối lượng bình thường. Ngược lại, khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm lại có thể tăng cảm giác ngon miệng và có thể muốn ăn một số thức ăn nhiều hơn (ví dụ đồ ngọt hoặc các hidrat carbon khác). Khi đó họ dễ tăng cân và trở thành béo phì.

4. Mất ngủ, nhưng cũng có thể bệnh nhân ngủ quá nhiều.
Rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu là mất ngủ (chiếm 95% số trường hợp). Các bệnh nhân thường có mất ngủ giữa giấc (nghĩa là tỉnh ngủ vào lúc ban đêm và khó ngủ tiếp) hoặc mất ngủ cuối giấc (nghĩa là tỉnh ngủ quá sớm và không thể ngủ tiếp). Mất ngủ đầu giấc (nghĩa là khó bắt đầu giấc ngủ) cũng có thể xuất hiện. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân. Họ thấy đêm rất dài vỡ trằn trọc mãi mà không ngủ được. Bệnh nhân tỏ ra khó chịu với bản thân và những người xung quanh với lý do rất vụ lý là mọi người thì ngủ được còn bệnh nhân thì không! Nhiều bệnh nhân đó tìm mọi cách để điều trị cho mình. Họ có thể dùng các biện pháp như tập dưỡng sinh, uống thuốc đông y, lạm dụng rượu, ma túy, thuốc ngủ (phenobacbital), thuốc bệnh thần (seduxen, lexomil). Mất ngủ chính là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh.
Hiếm gặp hơn, có một số bệnh nhân biểu hiện ngủ nhiều, dưới hình thức một giai đoạn ngủ đêm dài hoặc tăng độ dài ngủ ban ngày. Họ có thể ngủ tới 10-12 giờ mỗi ngày, thậm chí ngủ nhiều hơn. Vì thế ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, lao động và sinh hoạt của bệnh nhân. Ngủ nhiều gặp ở 5% số bệnh nhân trầm cảm và thường phối hợp với triệu chứng ăn nhiều. Các bệnh nhân này thường đáp ứng điều trị tốt với thuốc chống trầm cảm IMAO.

5. Rối loạn hoạt động tâm thần vận động
Thay đổi tâm thần vận động bao gồm kích động (nghĩa là bệnh nhân luôn đi đi lại lại, không thể ngồi yên), vận động chậm chạp (ví dụ nói chậm, vận động cơ thể chậm), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm. Các triệu chứng ức chế vận động hay gặp trong trầm cảm cổ điển và hay xuất hiện ở người cao tuổi. Họ có thể nằm lỳ trên giường cả ngày mà không hoạt động gì. Tuy nhiên triệu chứng này ngày nay khụng còn điển hình như trước đây. Các kích động vận động hay gặp ở người trẻ tuổi. Họ luôn hoạt động nhiều, đi lại và hoạt động liên tục nhưng không hề có mục đích gì rõ ràng.
Kích động tâm thần vận động hoặc vận động tâm thần chậm cần đủ nặng để có thể được quan sát bởi những người xung quanh chứ không chỉ biểu hiện ở cảm giác của bệnh nhân.

6. Giảm sút năng lượng
Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất hay gặp. Một người có thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cơ thể nào. Thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng họ cũng cần một sự tập trung lớn. Hiệu quả công việc có thể bị giảm sút. Ví dụ, một người có thể than phiền rằng rửa mặt và mặc quần áo buổi sáng cũng làm họ kiệt sức và họ cần thời gian nhiều hơn bình thường 2 lần.
Cảm giác mệt mỏi thường tăng lên vào buổi sáng và giảm đi một chút vào buổi chiều. Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại có triệu chứng mệt mỏi về buổi chiều. Buổi sáng, họ cảm thấy rất thỏa mái, dễ chịu. Nhưng về chiều tối thì họ lại than phiền mệt mỏi và có cảm giấc mất năng lượng. Triệu chứng mệt mỏi về buổi chiều hay đi kèm với triệu chứng ngủ nhiều và ăn nhiều. Khi triệu chứng giảm sút năng lượng xuất hiện rừ ràng thì bệnh nhân hầu như không thể làm được việc gì (thậm chí cả vệ sinh cá nhân cũng là quá sức của họ).

7. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên trò trống gì. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và cho xã hội. Thậm chí bệnh nhân có mặc cảm tội lỗi liên quan đến các sai lầm nhỏ trước đây. Nhiều bệnh nhân giải thích một cách sai lầm các hiện tượng thông thường hàng ngày như là khiếm khuyết của họ.
Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng, khi đó niềm tin của bệnh nhân là sai lầm nhưng rất mãnh liệt (ví dụ: một bệnh nhân tin rằng anh ta là sự khốn cùng của thế giới). Bệnh nhân tự khiển trách mình vì không thể thành công, không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hoặc quan hệ với mọi người, không hoàn thành nghĩa vụ trong gia đình. Chính cảm giác vô dụng và tội lỗi của bệnh nhân khiến bệnh nhân muốn nhanh chóng kết thúc cuộc sống bằng cách từ chối điều trị và tự sát.

8. Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định
Đây là triệu chứng rất hay gặp, khiến bệnh nhân rất khó chịu và phải đi khám bệnh. Nhiều bệnh nhân than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Bệnh nhân cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, họ thường phải cân nhắc rất nhiều trời gian với những việc thông thường (ví dụ: một người nội trợ đã không thể quyết định mua rau cải hay rau muống). Ở mức độ nhẹ, chúng có thể xuất hiện dưới dạng phân tán chú ý nhẹ hoặc than phiền khó nhớ. Những người cần lao động trí óc (học sinh, sinh viên, kỹ sư...) đã than phiền mất khả năng đáp ứng thậm chí chỉ khi họ có các vấn đề tập trung chú ý nhẹ (một người lập trình máy tính không thể đáp ứng công việc phức tạp trong một thời gian dài, những việc đó anh ta thực hiện tốt trước khi bị bệnh). Khó tập trung chú ý của bệnh nhân thể hiện ở những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài báo ngắn, không thể nghe hết một bài hát mà bệnh nhân vốn yêu thích, không thể xem hết một chương trình tivi mà bệnh nhân trước đây vẫn quan tâm.
Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân thường là giảm trí nhớ gần. Bệnh nhân có thể quên mình vừa làm gì (không nhớ mình đã ăn sáng cái gì, không thể nhớ mình đã bỏ chùm chìa khoá ở đâu...). Trong khi đó, trí nhớ xa (ngày sinh, quê quán, các sự việc đã xảy ra lâu trong quá khứ...) thì vẫn còn được duy trì tương đối tốt trong một thời gian dài. Ở trẻ em thường thể hiện bằng giảm sút sự tập chung chú ý. Còn ở người cao tuổi có giai đoạn trầm cảm chủ yếu, khó nhớ có thể là than phiền chính và có thể bị nhầm với mất trí. Khi giai đoạn trầm cảm chủ yếu được điều trị thành công, các vấn đề về trí nhớ biến mất hoàn toàn. Hơn nữa ở một số bệnh nhân là người cao tuổi, một giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể là dấu hiệu bắt đầu của một loại mất trí nào đó.

9. Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát.
Hầu hết bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Lúc đầu họ nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi...) thì chết mất. Dần dần, bệnh nhân cho rằng bệnh nhân chết đi cho đỡ đau khổ. Các ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người trong gia đình, cơ quan... có thể sẽ khá hơn nếu bệnh nhân chết. Từ ý nghĩ tự sát, bệnh nhân sẽ có hành vi tự sát. Chúng ta cần lưu ý rằng có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm chủ yếu, vì vậy không được xem thường triệu chứng này. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm thì phải điều trị nội trú cho bệnh nhân trong các bệnh khoa tâm thần.
Mật độ và cường độ của ý định tự sát có thể rất khác nhau. Một số bệnh nhân tự sát ít nghiêm trọng có thể ý định tự sát mới chỉ ập đến (chỉ 1 - 2 phút trước đó) mà trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết. Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/tuần), họ có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động. Một số bệnh nhân tự sát có thể chuẩn bị vật chất (ví dụ: vũ khí hoặc chất độc) để sử dụng cho hành vi tự sát, có thể xác định chỗ và thời điểm mà họ sẽ chỉ có một mình để có thể tự sát thành công. Họ có thể lập kế hoặch thực tế để đảm bảo tự sát sẽ kết thúc bằng cái chết. Ví dụ: bệnh nhân có thể tích cóp thuốc chữa bệnh (thường là thuốc an thần, thuốc ngủ), mua thuốc độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột), chuẩn bị dây thừng (để thắt cổ)... Cũng có thể họ viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự sát của họ. Các hành vi này được phối hợp với hành vi tự sát và chúng được sử dụng để xác định các bệnh nhân có nguy cơ tự sát cao.

 Các mức độ của trầm cảm như thế nào?


✔ Nhẹ: bệnh nhân chỉ có 5-6 triệu chứng, đủ để chẩn đoán, các triệu chứng này ít ảnh hưởng đến chức năng lao động, xã hội của bệnh nhân.
✔ Vừa: bệnh nhân có7-8 triệu chứng và bị ảnh hưởng chức năng lao động xã hội rõ ràng.
✔Nặng: bệnh nhân có tất cả các triệu chứng (9), các chức năng xã hội, nghề nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng.
 

Trầm cảm sau sinh nghiêm trọng như thế nào?


Giai đoạn trầm cảm ảnh hưởng rõ ràng đến các hoạt động trong xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
✔ Bị mất ngủ, giảm sút năng lượng
✔ Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân.
✔ Hay cáu gắt, căng thẳng đầu óc, khó tập trung, trí nhớ kém,…
✔ Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động.
✔ Không thể làm được việc gì dù là những việc rất đơn giản đối với bệnh nhân trước khi bị bệnh.
✔ Trường hợp nặng, bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát.
 

Bí quyết để đương đầu với chứng trầm cảm sau sinh


✔ Hãy tâm sự với một người nào đó, nhất là những người đã làm mẹ.
✔ Nhờ người khác phụ chăm sóc em bé, làm việc nhà và những việc vặt. Nhờ chồng giúp việc nhà và luân phiên cho bé bú ban đêm.
✔ Dành một chút thời gian cho riêng mình, dù chỉ là 15 phút mỗi ngày, để đọc sách, đi dạo hoặc tắm thư giãn.
✔ Dù một ngày bạn chỉ làm được một việc, đó đã là một chuyển biến tốt. Cũng sẽ có những ngày bạn chẳng làm được gì. Khi ấy, đừng tức giận bản thân.
✔ Tự cô lập mình thường sẽ kéo dài sự trầm cảm. Hãy thay đồ và đi ra ngoài một chút mỗi ngày. Không khí trong lành và khung cảnh thay đổi sẽ có lợi nhiều cho cả bạn và con.
✔ Xông tắm sau sinh để tinh thần thư giãn, giảm căng thẳng, tạo giấc ngủ sâu và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
 
Bình luận của bạn

Về chúng tôi

Khoảnh khắc dược khoa xanh

Bài viết liên quan

DƯỢC KHOA XANH DU LỊCH HÈ 2023 TẠI SẦM SƠN THANH HÓA
DƯỢC KHOA XANH DU LỊCH HÈ 2023 TẠI SẦM SƠN THANH HÓA
Du lịch luôn là một trong những hoạt động được Dược Khoa Xanh nói riêng cũng như hệ thống Dược Khoa ...
DƯỢC KHOA XANH CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3 ĐƠN GIẢN NHƯNG CỰC KỲ Ý NGHĨA!
DƯỢC KHOA XANH CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3 ĐƠN GIẢN NHƯNG CỰC KỲ Ý NGHĨA!
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày trên toàn thế giới dành ra để tôn vinh những người phụ nữ. ...
DƯỢC KHOA XANH - 5 NĂM NỖ LỰC CHUYỂN MÌNH BỨT PHÁ
DƯỢC KHOA XANH - 5 NĂM NỖ LỰC CHUYỂN MÌNH BỨT PHÁ
Ngày 13/10/2021, Công ty TNHH Dược Khoa Xanh đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập công ty. ...
10 đặc điểm nhận dạng của bà mẹ bỉm sữa
10 đặc điểm nhận dạng của bà mẹ bỉm sữa
Bạn là mẹ bỉm sữa?  Nghĩa là trở thành siêu nhân tích tắc sau khi con chào đời, làm siêu nhân ...
Phòng bệnh cho bé trong mùa đông
Phòng bệnh cho bé trong mùa đông
Những ngày vừa qua, miền bắc chúng ta phải đối mặt với đợi rét đậm và sẽ diễn ra trong những ...
Mẹo vặt làm tinh dầu sả chống muỗi an toàn và hiệu quả tại nhà
Mẹo vặt làm tinh dầu sả chống muỗi an toàn và hiệu quả tại nhà
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue gây ra. Bệnh lây ...
Những mẹo trị ho cho bé tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả
Những mẹo trị ho cho bé tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp dân gian chữa ho cho bé thay vì dùng thuốc kháng sinh.
Cam kết chính hãng

Cam kết chính hãng

Miễn phí giao hàng

Miễn phí giao hàng

Tư vấn 24/7

Tư vấn 24/7

Thanh toán khi nhận hàng

Thanh toán khi nhận hàng

Thêm vào giỏ hàng thành công