Làm giảm triệu chứng rôm sảy của bé sơ sinh là mong muốn của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Bởi rôm sảy sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp với vấn đề thẩm mỹ mà chúng còn khiến bé bị khó chịu, ngứa ngáy trong đời sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về rôm sảy, các bạn hãy theo dõi bài viết của Dược Khoa Xanh ngay dưới đây nhé.
1. Rôm sảy là gì?
Rôm sảy, còn được biết đến với tên gọi khác là phát ban do nhiệt, phát ban mồ hôi hoặc mụn kê. Đây là một loại phát ban da vô hại đối với trẻ nhỏ nhưng lại cực kỳ gây ngứa. Nó tạo ra những đốm đỏ nhỏ, tập trung chủ yếu ở những nơi mồ hôi tích tụ, vùng nóng của cơ thể chẳng hạn như lưng, dưới ngực, ngực, nếp gấp khuỷu tay, mặt sau đầu gối và thắt lưng. Đôi khi, trẻ bị mọc rôm ở cả những vùng kẽ lớn như nách và bẹn.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Tình trạng rôm sảy sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi cơ thể trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Thông thường, rôm sảy sẽ xuất hiện phổ biến trong những ngày hè nóng nực hoặc ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, oi bức.
Vì vậy, rôm sảy sẽ còn được coi là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, tập trung ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi. Nhất là đối với những đứa trẻ hiếu động, hoạt động nhiều thì tình trạng này sẽ càng phổ biến hơn.
2. Dấu hiệu rôm sảy của trẻ sơ sinh
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của rôm sảy là những nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ, thường mọc thành đám hoặc mảng lớn ở các vùng da. Đối với những trường hợp nặng, bé có thể mọc rôm sảy gần như toàn thân với các đầu mụn có đầu nước, nốt mụn nhỏ, màu đỏ hồng đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn.
Khi bị rôm sảy trên da, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu. Trong quá trình gãi, da bé sẽ bị trầy xước hay bị sây sát bởi quần áo, dễ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn trên da.
Một dấu hiệu hiệu khác mà các bạn có thể nhận ra của tình trạng này là trẻ nhỏ thường quấy khóc, ngủ không ngon do ngứa. Tâm lý trẻ cũng trở nên bất thường, nhạy cảm hơn. Mặc dù vậy, rôm sảy ở trẻ có thể tự hết khi thời tiết mát mẻ nhưng khi gặp trời nóng oi bức, rôm sảy sẽ có thể tái phát trở lại.
3. Các dạng rôm sảy thường gặp nhất của trẻ nhỏ
Trước khi chuyển sang phần sau về các phương pháp giảm triệu chứng rôm sảy của bé, ba mẹ cũng cần phân biệt các dạng rôm sảy khác nhau để có hướng điều trị phù hợp. Rôm sảy thường được chia thành 4 dạng, chúng được dựa trên mức độ tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi như sau:
3.1. Rôm sảy kết tinh ở trẻ
Khi đường mồ hôi ở lớp sừng ngoài da bị bít tắc, trên bề mặt da của bé sẽ xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ li ti, nông và trong suốt, rất dễ vỡ ra và chúng không gây ngứa. Đây chính là dấu hiệu thường ở rôm sảy kết tinh ở trẻ
3.2. Rôm sảy đỏ
Rôm sảy đỏ có mức tổn thương sâu hơn so với rôm sảy kết tinh. Trên vùng da của bé sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều vết mẩn và mụn gai đỏ. Bé sơ sinh nhà bạn có thể cảm thấy khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy như kiến cắn, gây khó ngủ hoặc ngủ không ngon.
3.3. Rôm sảy mủ
Khi da bé bắt đầu xuất hiện những nốt mụn đỏ có mủ trắng, đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng rôm sảy đã trở nên nặng hơn. Bé thường sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát hoặc thậm chí sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da. Khi những mụn này vỡ ra, da của bé sẽ gặp tình trạng chảy máu và hình thành vết thương hở.
Rôm sảy mủ
3.4. Rôm sảy sâu
Rôm sảy sâu là một hiện tượng mà trẻ bị rôm sảy đỏ tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Tuyến mồ hôi thường bị tắc nghẽn tận sâu bên trong, gây ra các nốt mụn đỏ sần, nổi lên rõ như da gà. Mặc dù bé có thể không có cảm giác ngứa nhưng lại có nguy cơ cao mắc triệu chứng của nhiễm trùng sâu như chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh và sốc do nóng.
Đối với rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ, mẹ có thể chữa trị cho bé bằng những bài thuốc dân gian hoặc kem chữa ngoài da phổ biến. Tuy nhiên, với rôm sảy mủ hoặc rôm sảy sâu, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện da liễu hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liệu pháp chữa trị phù hợp, tránh gây tổn thương sâu cho bé.
4. Làm thế nào để giảm triệu chứng rôm sảy của trẻ ngay tại nhà?
Rôm sảy ở em bé thường sẽ tự biến mất mà không cần tới điều trị. Trong một số điều kiện thuận lợi, rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 - 7 ngày. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn cần áp dụng các biện pháp sau ngay tại nhà để giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do rôm sảy gây ra.
- Giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ: Bạn cần đảm bảo bé luôn ở trong môi trường thông thoáng và sạch sẽ. Bạn nên để nhiệt độ điều hòa khoảng 26 - 28 độ C. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế đưa bé đến những nơi đông đúc, ngột ngạt, bí bách nhằm tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể và mồ hôi ở bé.
- Lựa chọn quần áo phù hợp: Bạn nên lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, tiêu biểu như vải sợi làm bằng sợi cotton. Quần áo sẽ cần mỏng, rộng, thoáng khí và thấm mồ hôi tốt. Tuyệt đối tránh sử dụng các loại vải sợi tổng hợp vì chúng có thể gây bí mồ hôi, làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
- Tắm rửa thường xuyên cho bé: Việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp làm mát cơ thể và làm sạch da, ngăn ngừa không cho các lỗ chân lông bị bít kín. Ba mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại nước tắm thảo dược dành riêng cho trẻ.
Tắm rửa thường xuyên cho bé
- Sử dụng các loại lá: Các bậc cha mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược để nấu nước tắm cho trẻ như lá mướp đắng, trầu không, rau má, sài đất, lá dâu,... Những loại thảo dược này có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch và dịu da của bé.
- Sử dụng phấn rôm: Thoa phấn rôm là giải pháp giúp điều trị rôm sảy hiệu quả. Loại phấn này sẽ giúp trẻ sau khi tắm có làn da khô ráo, thoáng mát và chống viêm da. Chú ý, bạn cần tránh thoa phấn rôm khi bé đang ra nhiều mồ hôi vì sẽ làm bít lỗ chân lông, gây tác dụng ngược đối với làn da của bé.
- Sử dụng kem trị rôm sảy và kháng sinh: Đối với trường hợp da bé bị viêm nhiều và lâu khỏi, ba mẹ có thể sử dụng kem trị rôm sảy hoặc kem bôi chứa kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Dù vậy, do da trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, ba mẹ cũng cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định đúng cách và tránh các biến chứng không đáng có. Bạn tuyệt đối không nên tự ý lạm dụng thuốc vì có thể gây dị ứng hoặc tổn thương da.
- Bôi cồn iod hữu cơ: Nếu có biểu hiện nhiễm trùng nang lông như mụn mủ, mụn to, ba mẹ cần bôi cồn iod hữu cơ như betadin nhiều lần trong ngày để ngăn ngừa sự nhiễm trùng lan rộng.
- Uống đủ nước: Ba mẹ nên đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, có thể uống nước ép trái cây, nước sắn dây, nước đỗ đen, nước cam, nước chanh để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, ba mẹ cũng cần hạn chế cho bé uống các loại nước có nhiều đường vì có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
- Bổ sung vitamin: Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bằng cách bổ sung đủ vitamin qua rau xanh và trái cây. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể bé mau chóng khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ra ngoài trời nắng: Ba mẹ không nên cho trẻ ra ngoài trời nắng vì nhiệt độ cao sẽ làm tình trạng rôm sảy trở nên nặng nề hơn.
Xem thêm bài viết: Bảo Vệ Da Nhạy Cảm: Bí Quyết Ngừa Rôm Sảy Hiệu Quả Cho Bé
5. Nước tắm thảo dược dành cho trẻ sơ sinh Elemis
Bên cạnh những mẹo vặt đã được trình bày ở trên, các cha mẹ vẫn có một giải pháp khác nhằm giúp làm giảm triệu chứng rôm sảy cho con chính là nước tắm thảo dược Elemis. Sản phẩm này chính là một trong những công trình nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội.
Nước tắm thảo dược dành cho trẻ sơ sinh Elemis
Điểm thú vị là, nước tắm thảo dược Elemis được làm từ các nguyên liệu hàng đầu trong việc điều trị rôm sảy như sài đất, sả chanh, mùi, kinh giới, diệp lục tố, khổ qua,... Điều này sẽ giúp các bậc cha mẹ tiết kiệm được thời gian trong quá trình tắm cho con. Đặc biệt hơn, đây là dòng nước tắm không tráng đầu tiên trên thị trường bởi thành phần an toàn dịu nhẹ với làn da mong manh của trẻ.
Nếu các bạn cũng đang thực sự tò mò và quan tâm tới sản phẩm thú vị này thì hãy vào bấm vào đường link ở ngay tại đây.
Vừa rồi là những lời giải nghĩa của Dược Khoa Xanh về rôm sảy là gì và làm thế nào để giảm triệu chứng rôm sảy của bé sơ sinh. Về cơ bản, rôm sảy là một tình trạng phát ban do nhiệt và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ. Để phòng ngừa tình trạng này, việc làm mát cơ thể là một giải pháp không thể phủ nhận.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ tới số hotline 0328.636.036 để được tư vấn và giải đáp chi tiết. Chúc các bạn có một ngày thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.