DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Những điều cần biết về ung thư vú

18 tháng 03 2024
Tú Xương

Theo nghiên cứu Ung thư vú chiếm tỷ lệ 35 % trong các loại ung thư ở phụ nữ. Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư tại Việt Nam: Năm 2010 tỷ lệ mắc ung thư vú là 30/100 000 tại Hà Nội và 20/100 000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều đáng nói ở đây là hơn 70 % phụ nữ bị ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn muộn, khả năng cứu chữa vô cùng khó khăn. 

Vì vậy các chị em nên tham khảo bài viết dưới đây để tự theo dõi, tự khám vú hoặc khám bác sĩ, xét nghiệm... để phát hiện sớm các bất thường nhé! Cùng Dược Khoa Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây: 

Bệnh nhân bị ung thư vú điều trị phóng xạ

Bệnh nhân bị ung thư vú điều trị phóng xạ 
 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), UNG THƯ là sự tăng trưởng không được kiểm soát và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể.
Trong ung thư vú, các tế bào vú phát triển bất thường và thường không rõ nguyên nhân. Những tế bào này phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và có thể di căn sang vú hoặc các phần khác của cơ thể.

 

GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ phát động chiến dịch

GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ phát động chiến dịch

 
GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: tại Việt Nam, Ung thư vú là 1 trong 10 ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, năm 2010 có 12.533 trường hợp mắc ung thư vú và con số này ước tính lên tới 22.612 trong năm 2020. Trong đó, ung thư vú có HER2 dương tính (ung thư vú có liên quan tới một loại protein được gọi là thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì), chiếm 25% trên tổng số bệnh nhân, được xem là loại ung thư vú có diễn tiến xấu và cần liệu pháp điều trị đặc hiệu.
Với Ung thư vú nói chung và ung thư vú HER2 dương tính nói riêng, nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp kịp thời sẽ đem lại nhiều cơ hội kéo dài hơn thời gian sống không bệnh& thời gian sống còn toàn bộ, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống,…

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh Ung thư vú cao?

1. Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai


Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai

Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có bản chất là Estrogen và Progesterone, vì vậy nếu sử dụng thuốc tránh thai một cách "lạm dụng" có thể khiến nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng lên cao do đó, có thể khiến các tế bào bất thường tăng trưởng. Sử dụng thuốc tránh thai trên 10 năm là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc  
Tuy nhiên, không có nghĩa là không nên sử dụng thuốc tránh thai mà khi sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ và uống theo quy định, không nên "lạm dụng" quá nhiều thuốc tránh thai, cũng không nên sử dụng trong thời gian quá dài.

2. Cho con bú dưới 6 tháng

Cho con bú dưới 6 tháng hoặc không cho con bú cũng là các yếu tố tăng nguy cơ Ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài ra cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ trong thời gian cho con bú, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin, ức chế rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai trong thời gian cho con bú.

3. Không có con hoặc sinh con muộn

Sinh con muộn có nguy cơ Ung thư vú cao hơn
Sinh con muộn có nguy cơ Ung thư vú cao hơn

 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, phụ nữ sinh con đầu lòng trễ (sau 30 tuổi) có nguy cơ mắc Ung thư vú cao. Ngoài ra khi phụ nữ sinh con ở độ tuổi cao cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.


4. Có người thân mắc bị mắc ung thư

 Yếu tố di truyền của ung thư vú lên tới gần 50 %. Do đó, khi người thân trong gia đình (bà, mẹ, chị gái, em gái) có tiền sử mắc ung thư vú, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 9 lần ở những người bình thường.


5. Nâng ngực

Chị em cần hiểu rằng túi nâng ngực không phải là thứ tồn tại suốt đời, nó càng ở lâu trong cơ thể thì khả năng xảy ra biến chứng càng lớn và có thể sẽ phải mổ lại. Những người đã phẫu thuật nâng ngực cần tiếp tục tự thăm khám và định kỳ đi chụp nhũ ảnh để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư.


6. Sử dụng các hornmone nội tiết tố

Việc sử dụng hornmone nội tiết tố quá lâu sẽ làm rối loạn nồng độ Hormon trong cơ thể do đó tăng cao nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung.


7. Phụ nữ có kinh sớm, mãn kinh muộn

Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh điều này, theo đó phụ nữ có kinh lần đầu trước 12 tuổi có nguy cơ ung thư vú cao gấp 2 lần so với những phụ nữ bắt đầu có kinh ở tuổi 13 hoặc lớn hơn. Phụ nữ mãn kinh ở sau tuổi 55 có nguy cơ cao gấp 2 lần so với những phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45.

8. Thường xuyên tiếp xúc với các tia phóng xạ

Những người đã từng xạ trị vùng ngực do điều trị các bệnh ung thư khác cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao đáng kể. Nguy cơ phát triển ung thư vú từ bức xạ ngực là cao nhất nếu bức xạ đã được thực hiện trong thời niên thiếu, khi vú vẫn đang phát triển.


9. Hút thuốc lá, rượu bia

Hút thuốc lá và rượu bia Hút thuốc lá và rượu bia

Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng lại là yếu tố nguy hiểm dẫn đến nguy cơ mắc ung thư vú. Trong thuốc lá có hơn 4000 chất độc hại, trong đó có chất Nicotin, là chất độc cực mạnh, có thể gây ung thư, tử vong ở người với liều lượng mạnh.
Các yếu tố khác bạn cũng nên cảnh giác như: Béo phì, ít vận động, khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật, nghèo vitamin, có tiền sử điều trị bệnh tại vú như: viêm vú trong khi sinh đẻ hay quá sản tuyến vú


Triệu chứng (biểu hiện) của của Ung thư vú

 1) Giai đoạn sớm:

  • Bệnh thường xuất hiện và diễn biến thầm lặng.
  • Thường chỉ thấy có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm khi u chưa xâm lấn lan rộng thì di động dễ dàng

2) Giai đoạn muộn.
 

✔ Khối u xâm lấn ra ngoài da gây sần da cam, gây vỡ loét chảy máu. Ung thư vú gây xuất hiện trên da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng tại chỗ, có thể có phù da, sần da như vỏ cam (gọi là sần da cam).

Thay đổi hình dạng núm vú: khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú.

Thay đổi hình dạng núm vú

Thay đổi hình dạng núm vú
 

✔ Chảy dịch đầu vú: ung thư vú đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có thể là dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu.

✔ Đau vùng vú: Đau vùng vú, diễn ra không thường xuyên.
Đau vùng vú 

Đau vùng vú 

✔ Hạch nách sưng to: giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát hiện trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế. Đôi khi hạch nách sưng to là triệu chứng đầu tiên phát hiện ung thư vú.


Sờ thấy hạch nở nách

Sờ thấy hạch nở nách
 

✔ Ung thư vú giai đoạn cuối tại chỗ có thể xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau nhiều. Có thể di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương, não, phổi, gan, gây gày sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt...

Các cách điều trị cho người bị ung thư vú

1. Điều trị phẫu thuật (Cắt bỏ khối u, cắt bỏ một hoặc hai bên vú)

  • Giai đoạn sớm ( T1,T2 <3cm, chưa có di căn) : phẫu thuật bảo tồn + nạo vét hạch.

  • Giai đoạn muộn: cắt toàn bộ tuyến vú triệt căn + nạo vét hạch.

  • Phẫu thuật cắt buồng trứng: BN còn kinh nguyệt

2. Điều trị tia xạ (Sử dụng tia X năng lượng cao giết các tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u)

  • Điều trị tia xạ hậu phẫu là phương pháp điều trị đối với ung thư vú giai đoạn sớm.

  • Tia xạ tiền phẫu đối với  ung thư vú giai đoạn 3.

  • Tia xạ cắt buồng trứng: BN còn kinh nguyệt.

3. Hoá trị liệu (Dùng thuốc để phá hủy tế bào ung thư)

  • Tiêu diệt các tế bào còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tiêu diệt các vi di căn

  • Điều trị triệu chứng trong trường hợp giai đoạn cuối.

  • Một số phác đồ  hóa chất được chỉ định

  • AT: Adriamycin (Doxorubicin) và  Taxotere (Docetaxel).

  • AC ± T : Adriamycin   và Cytoxan( Cyclophosphamide) , có hoặc không có Taxol (Paclitaxel) hoặc Taxotere .

  • CMF: Cytoxan , Methotrexate và  fluorouracil

4. Điều trị nội tiết (Các thuốc làm giảm ảnh hưởng của estrogen trong cơ thể)

  • Chỉ điều trị khi xét nghiệm thụ thể nội tiết dương tính (ER/PR).

  • Cắt buồng trứng: BN còn kinh nguyệt.

  • Điều trị nội tiết bậc 1: Tamoxifen (TAM)

  • Điều trị nội tiết bậc 2: Thuốc ức chế men Acromatase. Thuốc Anastrozole (Arimidex), Letrozole (Femara). Nếu thất bại có thể dùng thuốc tương tự GnRH

5. Điều trị đích

  • Là  thuốc hoặc các chất tác động vào các phân tử đặc hiệu (phân tử đích) cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u.

  • Trastuzumab (Herceptine) nếu BN có Her-2/neu(+).

  • Bevacizumab (Avastine) nếu BN có VEGF (+).

Cách tự khám vú để phòng ngừa Ung thư vú
 

✔ Nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho bé bú sữa > 6 tháng.

✔ Chế độ ăn: Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, Ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Hạn chế mỡ trong chế độ ăn. Một vài nghiên cứu quan sát đã ghi nhận mối liên quan giữa việc hấp thu nhiều mỡ trong chế độ ăn và nguy cơ ung thư vú.

✔ Tăng cường vận động thể lực: Những người tập luyện 30 phút/ngày giảm được 10% nguy cơ này.

✔ Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Có mối liên quan rõ rệt giữa thừa cân và ung thư vú. Nguy cơ này cao nhất nếu bạn tăng cân khi về già, nhất là sau khi mãn kinh.

✔ Hạn chế uống thuốc tránh thai, uống rượu biahút thuốc và tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu

✔ Khám lâm sàng tuyến vú: khám cho tất cả phụ nữ trên 40 tuổi ít nhất một năm một lần.

✔ Chụp tuyến vú: chỉ định cho phụ nữ trên 40 tuổi trong diện nguy cơ cao, một năm nên chụp vú không chuẩn bị một. 

>> Xem thêm bài viết: Sau khi bị sẩy thai nên kiêng gì và làm gì?

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi, mong rằng những kiến thưucs này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger