DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

​Các biện pháp giảm triệu chứng nôn, buồn nôn

29 tháng 02 2024
Tú Xương

Nôn, buồn nôn là một trong những biểu hiện phổ biến của phụ nữ mang thai. Gây ra các cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Vì vậy trong bài viết này Dược Khoa Xanh sẽ chia sẻ với các mẹ một số thông tin bổ ích giúp chị em làm giảm hiện tượng đó.

Nôn ói ở trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm không?

Theo thống kê y học có 90% phụ nữ mang thai có hiện tượng ốm nghén. Các triệu chứng thường nặng hơn vào buổi sáng nhưng cũng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí là suốt cả ngày. Buồn nôn và nôn thường bắt đầu khoảng tuần thai thứ 8 hoặc thứ 9 giảm dần sau 12-14 tuần. Tuy nhiên cũng có khoảng 10% thai phụ, triệu chứng có thể vẫn tiếp tục sau 20 tuần hay thậm chí là đến khi sinh.

Nôn ói trong thời kì mang thai

Nôn ói trong thời kì mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai có triệu chứng nôn. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mẹ bầu tiếp tục bị nghén cho đến khi sinh nở vì cơ thể của họ quá nhạy cảm hoặc có thể mẹ đang có vấn đề về dạ dày. Từ tháng thứ 4 trở đi, thai nhi dần phát triển nên ít nhiều làm cho tử cung của mẹ chèn ép dạ dày nên mẹ vẫn còn cảm giác khó chịu, buồn nôn. Với những mẹ bầu đã có tiền sử bệnh lý về dạ dày từ trước thì tình trạng này sẽ nặng hơn.

Nôn ói ở phụ nữ mang thai là điều hiển nhiên chứng tỏ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu nôn ói thường xuyên và kéo dài kết hợp với sụt cân (5% trọng lượng cơ thể), ceton niệu, rối loạn chuyển hóa nước - điện giải, hạ kali máu, teo cơ và mất nước,.. Và  nếu bạn nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày trong đợt I; nôn tăng nhiều hơn ở quý II hoặc những cơn nôn đi kèm dấu hiệu sốt nhẹ (tăng thân nhiệt) thì bạn cần đi đến các cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của bản thân và bé. Từ đó có cách chăm sóc bản thân tốt hơn.

Các cách chăm sóc mẹ bầu giảm triệu chứng nôn ói

Nghỉ ngơi hợp lý, không lao động nặng:

Luôn để bản thân thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, lao động nhẹ tránh động thai. Nếu cảm thấy khó ngủ bạn có thê đeo mặt nạ ngủ, hoặc nghe bản nhạc mà mình thích,…khi mới ngủ dậy bạn không vội ra khỏi giường mà từ từ nhẹ nhàng và dựa vào thành giường khoảng vài phút.

Chế độ nghỉ ngơi tốt nhất của mẹ bầu

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý 

Ăn đồ lạnh

Hãy thử ăn thực phẩm ở dạng lạnh, bởi vì mùi vị của những thực phẩm này không mạnh như những đồ ăn nóng.

Luôn có đồ ăn vặt trong nhà

Phụ nữ mang thai rất dễ bị hạ đường huyết nên luôn có đồ ăn trong nhà, đặc biệt gần giường để sau khi ngủ dậy mẹ bầu ăn 1 ít để ổn định sức khỏe tránh tình trạng nôn vào buổi sáng.

Chia thành nhiều bữa ăn mỗi bữa một ít

Bà bầu không nên để bụng rỗng và nên ăn những thực phẩm giàu acid folic, protein, canxi, khoáng chất,… và bữa ăn của mẹ bầu nên đa dạng để tránh hiện tượng ngán thức ăn, giảm hiện tượng buồn nôn. Nói chung bà bầu nên ăn những thực phẩm mà giúp bản thân có cảm giác ngon miệng.

Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo

Thức ăn chứa chất béo cần nhiều thời gian mới tiêu hóa được, tăng thười gian ở trong dạ dày từ đó gây ra các hiện tượng trào ngược dạ dày,... dẫn đến buồn nôn.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Sử dụng quả chanh

Quả chanh: Có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt, đặc biệt còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể uống nước chanh với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích.

Không uống vitamin khi bụng đang đói

Không nên uống vitamin ngay khi mới thức dậy hay khi bụng rỗng. Đặc biệt là sắt bởi vì hệ tiêu hóa yếu làm cho bà bầu khó chịu đựng được khoáng chất chứa sắt này.

Trị ốm nghén bằng gừng tươi

Trị ốm nghén bằng gừng tươi

Trị ốm nghén bằng gừng tươi

Gừng giúp dạ dày mẹ bầu dễ chịu hơn một chút. Bạn có thể lấy nước mía tươi trộn với nước ép gừng tươi và uống ngày khoảng 3 ly,cách này không chỉ giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Không cưỡng ép bản thân

Không ngửi các mùi và thức ăn gây buồn nôn. Nên chọn những món ăn khiến bạn cảm thấy ngon miệng, không bắt ép bản thân ăn những thực phẩm mà mình không thích, đặc biệt là bắt ép bản thân ăn những món ăn được dân gian truyền tụng mà bạn không thích, từ đó khả năng nôn buồn nôn lại tăng cao. Ăn món mình thích vẫn hơn là ăn món dinh dưỡng nhưng nôn ra hết.

Rễ cây lau, sậy

Rễ cây lau, sậy: Có vị ngọt, tính lạnh. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm giảm hiện tượng nôn, buồn nôn. Thường nấu nước uống thay trà hoặc kết hợp với trà actiso uống thay nước hằng ngày.

Sử dụng vỏ quất, quýt, cam

Sử dụng vở quất, quýt, cam để giảm độ nghén 

Sử dụng vở quất, quýt, cam để giảm độ nghén 

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay trần bì): Có tác dụng chống nôn, mùi hương dễ chịu. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi khi có cảm giác buồn nôn hoặc thái nhỏ sau đó hãm với nước nóng uống hàng ngày thay trà. Bạn nên luôn có vỏ cam, quyt trong người để tiện sử dụng nhưng nếu mang vỏ chanh theo mình không tiện bạn có thể mua tinh dầu cam, quýt,… để cho tiện hơn.
Trên đây là một số cách chăm sóc mẹ bầu để giảm hiện tượng nôn, buồn nôn. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các chị em tự tin hơn khi mang bầu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt lành.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger