DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

Bé bị hăm tã là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

25 tháng 07 2024
Đàm Hà

Hăm tã là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ sẽ phải đối mặt khi chăm sóc con nhỏ. Những vết đỏ, sưng tấy không chỉ khiến bé bị đau đớn mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy làm sao để hiểu rõ về hăm tã, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả của tình trạng này? Dược Khoa Xanh sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết đến cho bạn!

1. Bé bị hăm tã là gì?

Hăm tã là một tình trạng viêm da phổ biến, thường xuất hiện dưới hình thức là những mảng da đỏ ở vùng mông. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện ở bé sơ sinh nhưng nó vẫn xuất hiện ở bất kỳ ai nếu thường xuyên mặc tã.

Hăm tã thường có liên quan mật thiết đến những nơi ẩm ướt của bé trong vùng mặc. Tuy nhiên, chính việc thay tã không thường xuyên cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng đó.

2. Bé sơ sinh bị hăm tã sẽ có những dấu hiệu nào?

Hăm tã được nhận biết thông qua sự xuất hiện của mảng da đỏ kèm hồng ban ở vùng mông của bé. Ở trường hợp nghiêm trọng, vùng da có thể trở nên đỏ tươi hoặc thậm chí chảy máu. Đến khi bị nhiễm trùng, vùng da này sẽ dần nặng lên, tạo thành vết mài hoặc có phần chảy mủ kèm theo.

Bé sơ sinh bị hăm tã sẽ có những dấu hiệu nào

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm tã

Không chỉ nhận biết thông qua biểu hiện trên da, các bạn cũng có thể nhận biết được tình trạng này bằng tiếng khóc của bé. Thông thường, các bé sẽ dùng tiếng khóc để diễn đạt tình trạng và ý muốn riêng của bản thân nên khi bé bị khó chịu, hay quấy khóc thì đã đến lúc bạn cần kiểm tra các vùng da trên cơ thể. Tình trạng này còn gây nên cảm giác ngứa ngáy nên việc bé hay cào vào bỉm cũng sẽ thường xuyên diễn ra.

3. Tìm hiểu nguyên nhân hăm tã ở bé sơ sinh

Hiểu rõ về nguyên nhân hăm tã cũng là một cách để chúng ta bóc tách và nhận diện rõ từng trường hợp cụ thể mà đứa bé mắc phải. Việc nhận diện đúng sẽ giúp cha mẹ có được cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.

3.1. Không được làm sạch sau khi đi vệ sinh

Sau khi bé đi vệ sinh, đôi khi các bậc cha mẹ sẽ quên không làm sạch cho bé. Điều này đã vô tình để vi khuẩn có nhiều thời gian tiếp xúc và kích ứng làn da. Nhất là khi, vi khuẩn trong phân còn có khả năng gây hăm tã mạnh hơn vi khuẩn trong nước tiểu. Vì thế, việc bé bị tiêu chảy hoặc đi tiểu thường xuyên cũng sẽ là nguy cơ khiến bé bị hăm tã cao hơn bình thường.

3.2. Tạo bởi nấm hoặc nhiễm khuẩn

Tạo bởi nấm hoặc nhiễm khuẩn

Tạo bởi nấm hoặc nhiễm khuẩn

Những khu vực được bỉm bao bọc bao gồm bộ phận sinh dục, mông và đùi. Đây là lý do chính khiến khu vực này luôn ẩm ướt cao hơn các vùng da khác, tạo nên một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Những con vi khuẩn thường trú ngụ trong các nếp gấp của da. Từ đó, chúng sẽ gây nên các chấm đỏ li ti rải rác xung quanh vùng da đó.

3.3. Bị kích ứng bởi một sản phẩm mới

Làn da nhạy cảm của bé thường bị kích ứng với một số loại khăn lau, chất tẩy rửa hoặc dầu xả dùng để giặt quần áo cho bé. Những sản phẩm này có thể gây nên tình trạng ngứa, ửng đỏ hoặc hăm da ở bé.

3.4. Sử dụng bỉm không phù hợp với làn da của bé

Bỉm không phù hợp hay còn gọi là các loại bỉm quá chật hoặc quá rộng so với kích cỡ của bé. Khi bé mặc bỉm quá chật, phần da sẽ bị cọ xát liên tục vào đường viền, gây nên vết ửng đỏ hoặc trầy da. Ngược lại, đối với bỉm quá rộng, vải sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ phát tán vi khuẩn từ vùng mặc này sang vùng da khác, gây nên hiện tượng kích ứng da.

3.5. Sử dụng bỉm trong khoảng thời gian dài

Sử dụng bỉm trong khoảng thời gian dài

Sử dụng bỉm trong khoảng thời gian dài

Bỉm là một vật dụng được dùng để thu nhận chất thải từ cơ thể bé. Lượng vi khuẩn trong bỉm sẽ tăng lên khi bỉm đã đầy. Nếu phải mặc quá lâu, da bé sẽ có nhiều thời gian tiếp xúc với vi khuẩn hơn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng trên làn da của bé.

Thông thường, thời gian lý tưởng để thay bỉm cho bé là 4 tiếng một lần. Nhưng, khi bé vừa bước vào giai đoạn ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn uống, tần suất đi vệ sinh hay đi tiểu cũng sẽ tăng lên, làm giảm thời gian sử dụng một chiếc bỉm. Vì thế, bạn cần chú ý điểm này để thay bỉm cho bé kịp thời nhắm tránh tình trạng hăm tã ở bé..

3.6. Không cho bé sử dụng bỉm

Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường nghĩ rằng việc mặc bỉm thường xuyên sẽ làm cho bé tăng nguy cơ bị hăm tã. Do đó, họ không cho con mặc bỉm để giữ cho làn da khô thoáng.

Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm bởi bản chất của việc bé bị hăm tã là do da tiếp xúc với chất bẩn hoặc vi khuẩn. Những yếu tố gây hăm tã này lại thường nằm rất nhiều ở môi trường bên ngoài như trên nền nhà hoặc bề mặt của chiếu, đệm. Chưa kể, khi bé tè hoặc đi ngoài mà không có tã thấm hút, vi khuẩn còn dễ thâm nhập vào làn da của bé hơn.

4. Một số cách điều trị bệnh hăm tã thông dụng nhất

Để giúp cho tình trạng hăm tã diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một số cách thức chữa thông dụng như chăm sóc tại nhà hoặc tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ. Cụ thể, các bạn sẽ làm với những cách thức như sau:

4.1. Đi gặp bác sĩ để điều trị hăm tã

Đi gặp bác sĩ để điều trị hăm tã

Đi đến gặp bác sĩ để điều trị hăm tã

Khi bị hăm ở bé sơ sinh, một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là cho bé đi thăm khám tại các chuyên khoa da liễu của bệnh viện lớn. Để từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn với những loại thuốc phù hợp cho bé.

Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý lập tức liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Sử dụng thuốc không kê đơn trong vòng 4 - 7 ngày nhưng vùng ban đỏ không giảm.
  • Vùng ban đỏ có dấu hiệu nặng hơn hoặc đã lan sang các vùng khác.
  • Vùng ban đỏ đi kèm với chảy mủ và đóng vảy khiến bé bị sốt, tiêu chảy trong vòng 48 giờ.

Xem thêm bài viết: Làm thế nào Nước Tắm Thảo Dược Elemis giúp giữ cho làn da của bé mềm mại suốt cả ngày?

4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt của bé sơ sinh

Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một cách thức điều trị nhanh chóng và hiệu quả tình trạng hăm tã ở bé. Các bạn có thể áp dụng cho mình một số biện pháp như:

  • Thay tã 3 - 4 tiếng/lần và rửa sạch tay trước khi thay tã cho bé.
  • Cần rửa sạch vùng mông của bé với nước ấm trong mỗi khi thay tã
  • Hãy dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau khô vùng da mông của bé. Đồng thời, bạn cũng tránh chà xát quá mạnh lên các vùng da nhạy cảm.
  • Tuyệt đối không được siết chặt bỉm hoặc mặc bỉm quá chật.
  • Bạn nên để bé có những khoảng thời gian trong ngày không mặc tã, điều này sẽ giúp làn da khô thoáng một cách tự nhiên hơn.

4.3. Sử dụng những loại thuốc phù hợp để điều trị hăm tã

4.3.1. Trị hăm tã bằng kem dưỡng ẩm

Các loại kem chứa thành phần như dexpanthenol, vitamin E… sẽ là những sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp dành cho bé sơ sinh mà bạn có thể sử dụng ở ngay tại nhà. Đối với trường hợp bị hăm tã nhẹ, các loại kem này sẽ cấp ẩm, thúc đẩy sự hình thành của các lớp biểu bì trên làn da của bé. 

Bên cạnh đó, những loại kem này còn giúp da mềm hơn và làm tăng độ đàn hồi. Đồng thời, da của bé còn được hỗ trợ sự tái tạo, củng cố lớp biểu bì bằng cách cải thiện lớp hàng rào tự nhiên, nhờ đó mà da của bé sẽ giảm thiểu được sự kích ứng, ban đỏ và các triệu chứng sưng viêm trên nền da.

4.3.2. Sử dụng kem bôi kháng sinh để điều trị

Thuốc dạng kem điều trị hăm tã thường chứa các thành phần kháng sinh như gentamycin, neomycin... Các thành phần này sẽ có sự kết hợp với corticoid giúp làm giảm viêm nhanh chóng.

Các dạng kem bôi có chứa kháng sinh cùng với corticoid được đánh giá là hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng hăm tã cho bé. Tuy nhiên, corticoid sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách. Vì vậy, các bậc cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc có thành phần này khi đã có sự chỉ định của bác sĩ.

5. Sử dụng nước tắm thảo dược Elemis cho bé sơ sinh

Nước tắm thảo dược Elemis là một sản phẩm nghiên cứu đến từ các nhà khoa học của Trường Đại học Dược Hà Nội. Sản phẩm này giúp tăng cường cơ chế tự bảo vệ ở da bé và hỗ trợ diệt khuẩn, từ đó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hăm tã và mụn nhọt hiệu quả.

Sử dụng nước tắm thảo dược Elemis cho bé sơ sinh

Sử dụng nước tắm thảo dược Elemis cho bé sơ sinh

Đặc biệt, sữa tắm Elemis còn được làm từ các thành phần dịch chiết tự nhiên như trà xanh, kinh giới, khổ qua,... giúp giảm nguy cơ mắc vấn đề về da như hăm tã, rôm sảy, viêm da,... Ngoài ra, sữa tắm Elemis cũng hỗ trợ ngăn ngừa muỗi và côn trùng cắn.

Các bạn có thể bấm ngay tại đây để được nhận thông tin mua hàng của sản phẩm này.

Trên đây chính là toàn bộ thông tin bài viết về bé bị hăm tã là gì. Có thể thấy rằng, hăm tã là một tình trạng phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đứa bé nào, tuy nhiên nếu như biết cách phòng ngừa và điều trị thì tình trạng này hoàn toàn có thể không xảy ra. 

Mong rằng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ đã đem lại nhiều điều bổ ích đến cho bạn. Hãy liên hệ đến số hotline 0328.636.036 để biết thêm thông tin về sản phẩm bạn nhé.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger