DƯỢC KHOA XANH | Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên

6 điều mẹ bầu tháng cuối phải chịu, càng vất vả, càng khó khăn, bố ơi đừng vô tâm nhé!

28 tháng 02 2024
Tú Xương

Càng về những ngày cuối thai kì, mẹ bầu càng cảm thấy nặng nề, khó chịu. Lúc này, em bé đã nặng khoảng 2,5kg và thường xuyên “quậy phá” dữ dội trong bụng khiến những hoạt động thường ngày như ăn, ngủ, đi lại của mẹ cũng trở nên vô cùng khó chịu. Đây chính là thời điểm các mẹ bầu cần được sự quan tâm, chăm sóc và sẻ chia của các ông chồng nhất. Đừng bố nào vô tâm kẻo hai mẹ con buồn, bởi lúc này mẹ đang phải chịu đựng nhiều đau đớn lắm bố ơi!

Mẹ thường xuyên bị chuột rút

Mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút 
Mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút 

Hiện tượng này xảy ra rất có thể do mẹ đang trong tình trạng thiếu canxi. Ngoài ra, khi bụng mẹ càng to thì sẽ càng tạo áp lực lớn lên bàn chân và bắp chân. Vì vậy, khi đang ngồi nghỉ ngơi hay đang nằm ngủ, mẹ có thể bị chuột rút bất thình lình gây đau đớn.
Nếu buổi đêm mẹ bị chuột rút, bố hãy dậy và ngay lập tức xoa bóp đôi bàn chân cho mẹ nhé. Bố hãy nhắc mẹ cố gắng duỗi thẳng chân và xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ, dùng lực để xoa bóp trong vài phút. Mỗi tối mẹ cũng nên nhờ bố hoặc tự mát xa cho vùng bắp chân và bàn chân của mình, khi đi ngủ có thể gác chân hơi cao một chút, sẽ giúp hạn chế bị chuột rút hơn.
Và khi ngủ dậy, nếu như mẹ đang nằm thẳng, mẹ nên lật nghiêng người, từ từ co hai chân lên rồi vặn mình từ từ ngồi dậy, dùng lòng bàn tay chống vào mặt giường, hai chân di chuyển đẩy người ra mép giường và đứng thẳng lên. Việc nàm xuống và ngồi dậy của mẹ phải thật từ từ để không gây thêm đau nhức.
Ngoài ra, mẹ hãy bổ sung thêm lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Phù chân tay

Càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực lên ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy về tim được, từ đó dẫn tới tình trạng sưng phù tay chân ở mẹ bầu. Ngoài ra, nguyên nhân có thể còn do mẹ bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, mang giày cao gót hay chế độ ăn thiếu kali.
Hiện tượng sưng phù tay chân sẽ giảm dần nếu mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt thậm chí còn kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng… thì khả năng cao mẹ nằm trong 10% mẹ bầu của mẹ bầu gặp hiện tượng sưng phù chân báo tín hiệu tiền sản giật. Mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Đau nhức lưng

Mẹ bầu thường đau nhức lưng

Mẹ bầu thường đau nhức lưng

Nguyên nhân của việc đau lưng cũng bắt nguồn từ việc:
- Dây thần kinh bị chèn ép
- Nội tiết tố thay đổi
- Các dây chằng bị lỏng lẻo.
Việc đứng quá lâu hoặc ngồi sai tư thế cũng sẽ khiến cho mẹ bầu đau thêm. Để giảm nhẹ những cơn đau lưng, mẹ nên luyện tập nhẹ nhàng, chườm nóng và ngủ với gối đỡ sao cho thoải mái nhất.

Đau vùng chậu

Do kích cỡ của tử cung ngày một tăng lên, các khớp vùng chậu phải chịu áp lực lớn hơn dẫn đến đau mỏi. Ngoài ra, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn khi gần đến ngày sinh. Mẹ cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và tập các bài dành cho vùng chậu để giảm nhẹ cơn đau.

Mất ngủ

Mẹ bầu thường mất ngủ

Mẹ bầu thường mất ngủ

Tháng cuối thai kì mẹ thường phải đối mặt với các cơn đau nhức, đi tiểu liên tục hay chuột rút khiến mẹ thường xuyên mất ngủ. Hơn thế, với phần bụng sắp vượt mặt, mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thay đổi tư thế nằm ngủ. Các ông bố đừng vì thế mà khó chịu, hãy nhẹ nhàng giúp mẹ vượt qua những vất vả này nhé.

Thời kì nôn mửa quay trở lại

Không ít mẹ bầu phải đối diện với những cơn buồn nôn y chang thời kì ốm nghén ở 3 tháng đầu. Một hình hài bé nhỏ trong tử cung đang phát triển rất nhanh làm cơ thể mẹ bầu trở nên yếu ớt, nhạy cảm hơn. Vì vậy, không có gì là lạ nếu chuyện ăn uống của mẹ bầu 3 tháng cuối thai kì trở nên khá khó khăn. Mẹ có thể áp dụng lại các phương pháp trị ốm nghén ở đầu thai kỳ để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

Bố ơi hãy cùng Dược Khoa Xanh đồng hành cùng mẹ trên hành trình chào đón thiên thần nhỏ. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi theo hotline 0328.636.036 Dược Khoa Xanh sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn 1 cách nhiệt tình. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt lành.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Messenger