06/10/2021 23:46
Tại sao trẻ sơ sinh lại dễ bị vàng da?
Vàng da sơ sinh là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây nên. Vàng da là do lượng Bilirubin tăng >120 µmol/l ( >7 mg/dl) trong máu trẻ sơ sinh.
Nội dung chính trong bài viết (Ẩn/Hiện)

Vàng da ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ sơ sinh lại dễ mắc vàng da?
Ngay sau khi sinh, cơ thể trẻ phải tự đảm nhận chuyển hóa Bilirubin trong khi chức năng chuyển hóa bilirubin của nhiều cơ quan còn chưa hoàn thiện do đó trẻ rất dễ bị vàng da.
1. Nồng độ bilirubin tăng lên do hồng cầu vỡ phóng thích bilirubin vào máu.
Hồng cầu vỡ do một số nguyên nhân như:
- Số lượng hồng cầu/kg/ trẻ sơ sinh lớn hơn người lớn
- Đời sống hồng cầu, thai nhi ngắn hơn người lớn
- Thiếu enzyme G6PD
- Bất đồng nhóm máu mẹ - con
2. Vận chuyển bilirubin vào gan và quá trình kết hợp bilirubin tại gan ở trẻ còn hạn chế do:
- Men gan chưa hoàn chỉnh
- Lượng Albumin trong máu thấp
- Trẻ sơ sinh thiếu oxy nặng (bị ngạt), nhiễm khuẩn, nhiễm toan, dùng 1 số thuốc cạnh tranh với bilirubin (heparin,…).
3. Bài tiết bilirubin qua đường tiêu hóa và tiết niệu bị ảnh hưởng do:
- Nhu động ruột của trẻ kém => Bilirubin bị tái hấp thu qua chu trình ruột gan
- Chức năng thận chưa hoàn chỉnh
1. Nồng độ bilirubin tăng lên do hồng cầu vỡ phóng thích bilirubin vào máu.
Hồng cầu vỡ do một số nguyên nhân như:
- Số lượng hồng cầu/kg/ trẻ sơ sinh lớn hơn người lớn
- Đời sống hồng cầu, thai nhi ngắn hơn người lớn
- Thiếu enzyme G6PD
- Bất đồng nhóm máu mẹ - con
2. Vận chuyển bilirubin vào gan và quá trình kết hợp bilirubin tại gan ở trẻ còn hạn chế do:
- Men gan chưa hoàn chỉnh
- Lượng Albumin trong máu thấp
- Trẻ sơ sinh thiếu oxy nặng (bị ngạt), nhiễm khuẩn, nhiễm toan, dùng 1 số thuốc cạnh tranh với bilirubin (heparin,…).
3. Bài tiết bilirubin qua đường tiêu hóa và tiết niệu bị ảnh hưởng do:
- Nhu động ruột của trẻ kém => Bilirubin bị tái hấp thu qua chu trình ruột gan
- Chức năng thận chưa hoàn chỉnh
Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến, đối với vàng da sinh lý xuất hiện sau ngày thứ 3, vàng da nhẹ đến mặt ngực, trạng thái trẻ ổn định, sẽ tự khỏi sau 1 tuần.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý, trường hợp vàng da bệnh lý là trường hợp khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn mức độ sinh lý. Khi xét nghiệm nồng độ Bilirubin gián tiếp > 12 mg/dl (trẻ đủ tháng), > 15mg/dl (trẻ non tháng). Vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm (trước 24 giờ tuổi). Các dấu hiệu kèm theo như: có cơn ngừng thở, li bì, nôn, bú kém, thân nhiệt không ổn định, co giật,…
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý, trường hợp vàng da bệnh lý là trường hợp khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn mức độ sinh lý. Khi xét nghiệm nồng độ Bilirubin gián tiếp > 12 mg/dl (trẻ đủ tháng), > 15mg/dl (trẻ non tháng). Vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm (trước 24 giờ tuổi). Các dấu hiệu kèm theo như: có cơn ngừng thở, li bì, nôn, bú kém, thân nhiệt không ổn định, co giật,…
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da?
1. Đánh giá mức độ vàng da của trẻ dựa trên nguyên tắc Kramer

Nguyên tắc Kramer – đánh giá mức độ vàng da của trẻ
2. Theo dõi thường xuyên biểu hiện trên cơ thể của trẻ
Để tránh lượng bilirubin tăng quá nhanh dẫn đến thấm vào não và gây vàng da đa nhân, thì mẹ cần theo dõi biểu hiện trên cơ thể con thường xuyên nếu mẹ phát hiện thấy con bị vàng da ở vùng da mặt, da cổ thì mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé. Để được các bác sĩ thăm khám cho bé và đưa ra hướng điều trị cho trẻ. Một số phương pháp điều trị hiện nay như thay máu, thay máu kèm chiếu đèn tích cực, chiếu đèn, chiếu đèn tích cực.
Để tránh lượng bilirubin tăng quá nhanh dẫn đến thấm vào não và gây vàng da đa nhân, thì mẹ cần theo dõi biểu hiện trên cơ thể con thường xuyên nếu mẹ phát hiện thấy con bị vàng da ở vùng da mặt, da cổ thì mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé. Để được các bác sĩ thăm khám cho bé và đưa ra hướng điều trị cho trẻ. Một số phương pháp điều trị hiện nay như thay máu, thay máu kèm chiếu đèn tích cực, chiếu đèn, chiếu đèn tích cực.
Cách chăm sóc khi trẻ bị vàng da
Khi phát hiện con bị vàng da, thì bố mẹ cần phải theo dõi liên tục tình trạng của con và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ.
- Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc bừa bãi mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cũng không nên tự ý cắt sữa của bé, vì không phải tất cả các bé bị vàng da là nguyên nhân từ sữa mẹ. Thay vào đó, là mẹ cần phải tích cực cho con bú thường xuyên vì thông thường 98 % lượng bilirubin sẽ được đào thải qua phân của bé. Ngoài ra mẹ cũng không cần cho bé uống thêm nước lọc vì lượng bilirubin được bài tiết qua nước tiểu chỉ chiếm 2%.
- Sau khi lượng bilirubin được giảm bớt, tình trạng vàng da của bé cũng sẽ được cải thiện.
Bình luận của bạn
Bài viết liên quan

Cam kết chính hãng

Miễn phí giao hàng

Tư vấn 24/7
